Cà phê và trà có tốt cho bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản?

Cà phê và trà có chứa caffeine, có thể giúp làm giãn phế quản

Chế độ ăn nào tốt cho người bị hen suyễn?

Thuốc trị viêm khớp và hen suyễn giúp làm giảm nguy cơ Parkinson

Trẻ bị viêm phế quản có cần dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ bị viêm phế quản: Điều trị thế nào, chăm sóc ra sao?

Ở người bị hen suyễn, các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng kích ứng đường hô hấp, khiến chúng co thắt lại. Điều này làm cho không khí khó đi vào phổi hơn. Bệnh nhân hen suyễn có thể thở khò khè hoặc nghe có tiếng huýt sáo khi hít thở - là do cố gắng hít không khí qua đường hô hấp bị thu hẹp. Họ cũng có thể bị ho để loại bỏ những vật cản trong đường hô hấp.

Viêm phế quản cũng có các triệu chứng tương tự như hen suyễn, nhưng đường dẫn khí bị viêm và sưng, thường do nhiễm trùng. Điều trị hen phế quản bằng các loại thuốc giãn phế quản giúp không khí lưu thông dễ hơn. Caffeine có trong trà và cà phê có thể giúp giãn phế quản.

Ở bệnh nhân viêm phế quản, đường dẫn khí thường bị sưng do viêm

Caffeine giúp giãn phế quản

Năm 1993, Tiến sỹ Scott T. Weis của Trường Y Harvard (Mỹ) đã nghiên cứu 20.000 bệnh nhân hen suyễn, thấy rằng những người thường xuyên uống cà phê có các triệu chứng ít hơn 1/3 so với những người không uống.

Caffeine có tính chất hóa học gần giống với theophylline - một loại thuốc dùng để điều trị hen suyễn và viêm phế quản.

Trong nghiên cứu của TS Weis, trà không có ảnh hưởng đáng kể nào đến bệnh nhân hen suyễn, có thể vì hàm lượng caffeine có trong trà thấp hơn so với cà phê. Một tách cà phê có chứa từ 40 - 180 mg caffeine, trong khi một tách trà chứa 25 - 110 mg. Nếu bạn bị hen suyễn, uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm một số triệu chứng của bệnh, nhưng nên nhớ cà phê không thể thay thế cho thuốc điều trị.

Theophylline trong trà

Trà có chứa một số theophylline tự nhiên. Nhưng lượng theophylline trong trà nhỏ hơn nhiều so với lượng được sử dụng để điều trị hen suyễn. Một tách trà có chứa nhiều hơn 1 mg theophylline, trong khi theophylline được sử dụng để điều trị hen suyễn chứa từ 100 - 400 mg mỗi liều.

Bởi vậy, dù trà có nhiều lợi ích sức khỏe khác, nhưng nó không có tác dụng được chứng minh đối với bệnh nhân hen suyễn hoặc viêm phế quản.

Lưu ý với bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản

Nghiên cứu của TS Weis cho thấy uống cà phê liên tục có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng hen suyễn. Tuy nhiên, với những bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản, thuốc giãn phế quản thường được sử dụng có tác dụng trực tiếp vào đường hô hấp, giảm các triệu chứng ngay tức khắc - một điều mà một tách cà phê hoặc trà không thể làm được.

Uống cà phê hoặc trà để chống lại cơn hen suyễn (mà không dùng thuốc) sẽ không giúp giảm nhanh triệu chứng, có thể gây nguy hiểm. Hơn nữa, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và viêm phế quản, cà phê hoặc trà có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Có một tình trạng gọi là trào ngược hầu-thanh quản (LPR) là một loại trào ngược acid, có thể kích thích phổi và cổ họng, gây thở khò khè, ho và sưng niêm mạc liên quan đến hen suyễn và viêm phế quản. Nếu LPR gây ra các triệu chứng hen suyễn và viêm phế quản, caffeine và acid trong cà phê và trà có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Hen suyễn và viêm phế quản là những bệnh nghiêm trọng, nếu không điều trị có thể dẫn đến khó thở, thậm chí tử vong. Đừng cố gắng tự chữa những bệnh này tại nhà. Thay vào đó, nên đi khám và làm theo lời khuyên của bác sỹ. Nếu viêm phế quản do nhiễm trùng, người bệnh có thể phải uống kháng sinh để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành viêm phổi.

Uống thuốc theo đơn, thay đổi lối sống chẳng hạn như tránh các chất gây dị ứng có thể giúp bạn thở dễ dàng và khỏe mạnh hơn.

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng