Mách mẹ sinh thường cách thở và rặn khi vượt cạn

Giai đoạn đau đẻ các sản phụ thường được bác sỹ hướng dẫn cách thở đúng

Sau sinh con, bị đau đầu khi thời tiết thay đổi, nên chữa trị thế nào?

Ô nhiễm không khí khiến phụ nữ mang thai dễ sinh con dị tật

Những dấu hiệu sinh thường mọi bà bầu cần biết

Sinh thường sau sinh mổ cần lưu ý gì?

TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết: "Thai phụ cần biết cách thở và biết cách rặn có hiệu quả, không rặn sớm quá hay rặn không đúng sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con như: Bé bị ngạt trong bụng mẹ, mẹ bị mệt, tổn thương phức tạp đường sinh dục, chuyển dạ kéo dài gây băng huyết sau sinh".

Cách thở đúng khi chuyển dạ

Mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì: Thì co, thì kéo dài và thì nghỉ.

Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần và không cảm thấy đau nữa ở thì nghỉ. Khoảng cách giữa các cơn gò tử cung là thì nghỉ, đó là những thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả.

Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 - 15 giây và khoảng 10 phút mới có một cơn gò tử cung. Các cơn gò thường gây đau nhẹ. Sau đó càng gần đến lúc sinh, thì cơn gò tử cung thường kéo dài khoảng 30 - 40 giây, thai phụ có thể cảm thấy đau dữ dội và cơn gò tử cung có thể xuất hiện nhiều hơn.

Thở đúng là một trong những phương pháp giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu lúc chuyển dạ

Dựa vào tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ có thể được bác sỹ hướng dẫn cách thở.

Khi bắt đầu cảm nhận cơn đau, nghĩa là khi bắt đầu cơn co, thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần. Hít vào bằng mũi và thở bằng miệng. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần. Ở thì nghỉ giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại sức đã bị mất đi khi thở nhanh ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp.

Cách rặn đẻ đúng cách

Ở người sinh con lần đầu, cuộc rặn đẻ thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn sau đó mới sổ thai được.

Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút. Vì vậy thai phụ cần biết cách rặn đẻ sao cho đúng cách, tránh được sang chấn cho em bé và mất sức cho người mẹ.

Rặn đúng cách giúp mẹ tránh mất sức

Theo các bác sỹ sản khoa, khi cảm thấy cơn gò tử cung đồng thời bạn cảm thấy rất muốn rặn và được bác sỹ cho phép, hãy hít vào một hơi thật sâu sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp đẩy thai nhi ra ngoài.

Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặc biệt là không la hét khi rặn để tránh mất sức. Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Có mẹ chỉ cần rặn một hơi là con chào đời, có mẹ thì phải 3 hơi mới thành công. Sau khi con chào đời, vẫn cách thở và rặn khi chuyển dạ này nhưng nhẹ nhàng hơn, mẹ sẽ đẩy nhau thai ra ngoài và hoàn tất cuộc sinh. 

Tuyệt đối không tự đẻ tại nhà

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, trong quá trình mang thai và sinh nở, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chăm sóc và theo dõi. Bởi việc sinh đẻ luôn có những tai biến bất ngờ có thể xảy ra ví dụ như mất tim thai, sa dây rốn, thuyên tắc mạch ối, tiền sản giật, băng huyết... Nếu chẳng may xảy ra những tai biến ấy, chỉ có ở tại cơ sở y tế mới có thể cấp cứu kịp thời, xử trí nhanh chóng và có các trang bị thiết bị hỗ trợ cứu cả mẹ và con. Còn nếu đẻ tại nhà, các trang thiết bị không có, không có nữ hộ sinh hỗ trợ thì khi xảy ra những tai biến như vậy sẽ không xử lý kịp, nếu đưa đến bệnh viện cũng không kịp. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa