Bộ Y tế: Một số hải sản ở miền Trung vẫn chưa ăn được

Cá biển một số nơi tại miền Trung đã có thể ăn được

Kiểm nghiệm hải sản miền Trung: Tất cả đều an toàn!

Nước biển miền Trung 'đạt chuẩn' cho tắm và nuôi trồng thủy sản

Bộ Y tế sẽ công bố độ an toàn của thủy sản miền Trung đầu tháng 9/2016

Vụ cá biển chết ở miền Trung: “Mất 60 - 70 năm chưa chắc đã phục hồi”

Cụ thể, tại cuộc họp giao ban lãnh đạo giữa các Bộ liên quan tới sự cố biển ở miền Trung vào 20/9, đại diện Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị người tiêu dùng không sử dụng các loại hải sản như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho hay, sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, Bộ Y tế đã tiến hành lấy hàng ngàn mẫu hải sản để kiểm nghiệm.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm đối chứng đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có Xyanua – chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt. Các chỉ số thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt nằm trong hải sản ở 7 tỉnh trên (4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh đối chứng) đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định. Các kết quả xét nghiệm đối với hải sản tại các đầm nuôi 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo người dân chưa nên ăn hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý tại miền Trung

Với phenol, tất cả các mẫu hải sản tầng nổi đều không phát hiện mẫu nào có. Tuy nhiên có 132/1.040 mẫu hải sản ở tầng đáy như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực... có chứa phenol. Cả 132 mẫu này đều nằm trong vùng 5 - 25km (tương đương 2,7 - 13,5 hải lý) với tỉ lệ cao nhất tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, hàm lượng thấp nhất tại Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế).

Với những kết quả này, Bộ Y tế kết luận, tất cả hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Các loại hải sản như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chương trình giám sát định kỳ đối với hải sản được triển khai tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện Phenol ở trên và các hải sản khác ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để tiến hành giám sát, xét nghiệm.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn