5 dưỡng chất giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ

Thiếu một số vitamin, khoáng chất có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của người phụ nữ

Video: 6 điều phụ nữ nên biết về que thử thai

Muốn nhanh có thai: Áp dụng ngay 9 mẹo sau

Phụ nữ bổ sung vitamin D giúp tăng khả năng thụ thai

Phụ nữ ít trứng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Kẽm

Một nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvani (Mỹ) đã đưa ra kết luận: Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong buồng trứng, từ đó ảnh hưởng tới khả năng rụng trứng của người phụ nữ.

Dù mới chỉ được tiến hành trên chuột, các nhà khoa học vẫn cho rằng kẽm là “chất điều chỉnh chính” trong quá trình phát triển của các tế bào trứng. Cụ thể, kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia các tế bào trứng, thụ tinh, điều hòa ADN và phát triển phôi thai.

Bổ sung kẽm giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ

James Hester - tác giả nghiên cứu chính cho biết: “Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy nhu cầu kẽm của phụ nữ bắt đầu từ rất sớm. Tốt hơn hết, những người phụ nữ đang có ý định mang thai nên trao đổi với bác sỹ về chế độ ăn của mình. Những người bị rối loạn tiêu hóa, người đang ăn kiêng… có thể có nguy cơ cao bị thiếu kẽm”. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ trưởng thành nên bổ sung 8mg, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên bổ sung 12mg kẽm hàng ngày.

Choline

Choline là một dưỡng chất quan trọng tương tự như các vitamin nhóm B. Trên thực tế, chỉ có từ 5 - 10% phụ nữ mang thai được cung cấp đủ choline trong thai kỳ. Elizabeth Shaw - chuyên gia dinh dưỡng (người Mỹ) chia sẻ: “Choline là dưỡng chất quan trọng, đặc biệt giúp hỗ trợ quá trình hình thành não bộ cho thai nhi, ngăn chặn nguy cơ suy giảm nhận thức”. Tốt hơn hết, phụ nữ có ý định mang thai nên bổ sung đủ 550mg choline mỗi ngày. Choline có nhiều trong các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan động vật, đậu lima…

Trứng, gan động vật... giàu choline rất tốt cho phụ nữ muốn thụ thai

Acid béo omega-3

DHA - một loại acid béo omega-3 là dưỡng chất quan trọng, giúp tham gia vào quá trình phát triển não bộ và mắt cho trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology đã chỉ ra rằng, việc bổ sung acid béo omega-3 trước và trong khi mang thai có thể giúp giảm 58% nguy cơ sinh non (sinh trước 34 tuần) cho mẹ bầu.

Ngoài ra, các nhà khoa học Anh cũng chỉ ra rằng, bổ sung acid béo omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng giúp giảm 1/3 nguy cơ hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp cho trẻ. Với phụ nữ mang thai và cho con bú, các nhà khoa học khuyến cáo nên bổ sung 700mg EPA, 300mg DHA mỗi ngày.

Probiotics

Probiotics (các lợi khuẩn đường ruột) và prebiotic (chất tiền sinh) là những thực phẩm quan trọng giúp thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Elizabeth Shaw khuyến cáo: “Có đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường khả năng thụ thai”, do đó phụ nữ muốn có thai nên bổ sung các thực phẩm giàu probiotic và prebiotic (như thực phẩm lên men, rau củ, trái cây…) trong chế độ ăn hàng ngày.

Sắt

Sắt là khoáng chất quan trọng, tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu đỏ mang oxy đi nuôi cơ thể. Tammy Lakatos Shames và Lyssie Lakatos - hai chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ cũng chỉ ra rằng, sắt có thể tác động tới mức năng lượng trong cơ thể và khả năng thụ thai của người phụ nữ.

Thiếu sắt có thể dẫn tới tình trạng rụng trứng muộn. Do đó, nếu muốn tránh các vấn đề về buồng trứng, ngăn ngừa thiếu máu trước và trong khi mang thai, chị em phụ nữ nên lưu ý bổ sung sắt để tăng cường khả năng sinh sản.

Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH), phụ nữ trưởng thành đang muốn thụ thai nên bổ sung 18mg sắt, phụ nữ đang mang thai nên bổ sung 27mr và phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung 9mg sắt mỗi ngày.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng