Bổ sung vitamin D như thế nào?

Mỗi người đều cần bổ sung vitamin D

Vitamin D: Những điều cần biết

Thiếu vitamin D làm tăng bệnh tim mạch

Đẻ non vì thiếu vitamin D

Giảm khối u ruột già nhờ vitamin D

Thiếu vitamin D – nguy cơ lớn cho sức khỏe

Sự thiếu hụt vitamin D liên quan đến rất nhiều bệnh nguy hiểm, điển hình là 17 loại ung thư, các bệnh xương khớp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh vảy nến, trầm cảm, Alzheimer và các bệnh mạn tính khác...

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), những người có màu da tối có nguy cơ thiếu hụt vitamin D hơn người da trắng.
Ước tính có khoảng một tỷ người trên thế giới bị thiếu vitamin D, khoảng 30 -100% người Mỹ, tùy thuộc vào tuổi tác và môi trường sống, cũng đang gặp phải tình trạng này.

Những triệu chứng thiếu vitamin D thường gặp:

- Mệt mỏi

- Mệt mỏi, đau và yếu cơ bắp

- Chuột rút

- Đau khớp

- Đau mạn tính

- Tăng cân

- Huyết áp cao

- Ngủ không ngon

- Tập trung kém

- Đau đầu

- Các vấn đề về bàng quang

- Táo bón hay tiêu chảy

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người dù có nồng độ vitamin D rất thấp vẫn không biểu hiện triệu chứng cụ thể.

Phát hiện thiếu vitamin D qua xét nghiệm máu

Xét nghiệm nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu giúp phát hiện thiếu hụt vitamin D

 Phương pháp duy nhất phát hiện thiếu vitamin D là xét nghiệm nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu.

25-dihydroxyvitamin D là một dạng vitamin D gắn với protein tương thích trong máu. Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ (IOM), nồng độ 25-dihydroxyvitamin D trong máu tối ưu là 50 nmol/l, người cao tuổi nên duy trì ít nhất 75 nmol/l để phòng ngừa gãy xương. Nồng độ 25-dihydroxyvitamin D dưới 30 nmol/l đồng nghĩa với việc bạn bị thiếu vitamin D.

Bạn nên kiểm tra 25-hydroxyvitamin D trong máu ít nhất mỗi năm một lần vào đầu mùa đông. Nếu đang dùng TPCN, bạn nên kiểm tra nồng độ vitamin D khoảng ba tháng một lần. Nếu dùng vitamin liều cao (10.000IU/ngày), bạn cần kiểm tra lượng calci, phospho và nồng độ hormone tuyến cận giáp 3 tháng/lần.

Bổ sung vitamin D bao nhiêu là đủ?

Theo hướng dẫn của Viện Y khoa và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), trẻ em được nên bổ sung 400 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày, người lớn 600IU/ngày và người trên 70 tuổi cần 800IU/ngày.

Tuy nhiên, những người bị thiếu hụt vitamin D cần có chế độ bổ sung vitamin D đặc biệt. Người già nên bổ sung vitamin D qua thực phẩm chức năng vì khả năng tổng hợp vitamin D ở da từ ánh nắng bị suy giảm theo tuổi tác. Những người bị viêm ruột hoặc từng phẫu thuật dạ dày cần duy trì lượng vitamin D cao hơn bình thường.

Có nên tắm nắng để bổ sung vitamin D?

Phơi nắng khoảng 20 phút một ngày vào mùa xuân, hè và thu để bổ sung vitamin D

Viện Da liễu Hoa Kỳ không khuyến khích người dân nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời bởi tia cực tím sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Tuy nhiên, tất cả các cơ thể sống đều cần ánh nắng mặt trời, điều quan trọng là phải có sự cân bằng.

Theo quy luật chung, nếu bạn không thiếu vitamin D thì phơi nắng khoảng 20 phút một ngày vào mùa xuân, hè và thu là đủ. Càng sống xa xích đạo càng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu hơn để tổng hợp đủ vitamin D.

Uống viên bổ sung vitamin D như thế nào?

Nên chọn vitamin D3

Lựa chọn hợp lý nhất là vitamin D3 (cholecalciferol), dạng tích cực của vitamin D. Không nên dùng vitamin D2 vì nó không hiệu quả và an toàn như vitamin D3.

Theo BS. Cao Hồng Phúc – Học Viện Quân Y, vitamin D chỉ tan trong dầu nên để cơ thể hấp thụ được tốt hơn, bạn nên thêm dầu/mỡ trong các món ăn, tốt nhất là uống vitamin D sau bữa ăn.

Nếu không sử dụng đúng cách, bạn có thể bị ngộ độc do vitamin D tích tụ quá nhiều trong cơ thể, điều này vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra nồng độ 25-hydroxyvitamin D để xác định tình trạng thiếu hụt, sau đó bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng