Bổ sung magne từ đồ ăn hay thực phẩm chức năng?

Làm thế nào để bổ sung magie an toàn từ thực phẩm chức năng và đồ ăn?

Dễ gặp họa vì thiếu Magne

Magne – bảo bối cho bà bầu

Magne - khoáng chất đánh tan lo âu

Thiếu magne và những bệnh tật nguy hiểm

Thiếu magne trong cơ thể, thậm chí ở mức độ không nhiều cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, đột qụy, mất ngủ và nhiều bệnh khác. Vậy làm sao để biết chính xác bản thân thiếu hụt magne ở mức nào?

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, rất khó đánh giá mức độ magne trong cơ thể vì hầu hết magne chứa trong các tế bào hoặc trong xương chứ không phải trong máu. Vì vậy, các xét nghiệm máu xác định thiếu hụt magne có thể sẽ không chính xác.

Phương pháp phổ biến nhất để đánh giá mức độ magne trong cơ thể là bằng cách đo nồng độ magne huyết thanh hoặc đo nồng độ magne trong nước bọt và nước tiểu (tuy nhiên, không có phương pháp nào được coi là toàn diện và chính xác 100%).

Như đã nói, magne có trong thức ăn, được hấp thụ qua ruột, nếu cơ thể sử dụng một lượng magne nhiều hơn khuyến cáo một chút thì cũng không có hại nhiều cho sức khoẻ vì lượng magne thừa được cơ thể đào thải qua đường nước tiểu và phân. Bởi vậy, bổ sung magne có ít rủi ro và độc tính nên các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng người trưởng thành nên bổ sung thường xuyên để ngăn ngừa thiếu hụt.

Liều lượng magne khuyến cáo bổ sung mỗi ngày

Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi: 30mg

Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 7mg

Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 80mg

Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 130mg

Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 240mg

Từ 14 - 18 tuổi: 410mg cho nam và 360mg cho nữ

Từ 19 - 30 tuổi: 400mg cho nam và 310mg cho nữ

Người trên 31 tuổi: 420mg cho nam và 320mg cho nữ

Phụ nữ mang thai: 350 - 360mg

Phụ nữ đang cho con bú: 310 - 320mg

Bổ sung magne từ đâu?

Magne có sẵn trong nhiều thực phẩm tự nhiên và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chế độ ăn uống. Ngoài ra, nó được tìm thấy trong một số loại thuốc kê toa, chẳng hạn như thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng.

Bổ sung magne từ thực phẩm tự nhiên

Các loại rau lá xanh đậm: Như rau ngót, cải xanh, rau mùng tơi, súp lơ, bắp cải…

Ngũ cốc: Gạo, lúa mì và yến mạch.

Các loại thảo mộc khô: Rau mùi, hẹ, bạc hà, xô thơm, quế tây...

Bột cacao và chocolate đen.

Trái cây: Quả bơ, chuối, mơ khô, mận khô, xoài, dưa hấu, bưởi, nho...

Các loại đậu và hạt: Đậu nành, đậu trắng, đậu đen, hạt bí ngô, hạt lanh, hạt vừng (mè), hạt hướng dương, đậu phộng (lạc)...

Bổ sung magne từ thực phẩm chức năng

Bạn có thể bổ sung magne theo nhiều hình thức. Tỷ lệ hấp thụ các chất bổ sung magne khác nhau theo tuỳ loại: Uống (cơ thể hấp thụ magne dưới 30 - 40%), tiêm (hấp thụ 100%) và thẩm thấu qua da (ngâm, thoa bóp là cách an toàn và hiệu quả nhất).

Dưới đây là một số thông tin về các loại chất bổ sung magne mà bạn nên tham khảo: 

Magnesium chelate: Dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Loại này liên kết với nhiều acid amin (protein) để khôi phục lại mức magne.

Magnesium Citrate (magne kết hợp với acid citric): Tuy có tác dụng nhuận tràng trong một số trường hợp khi dùng liều cao (với liều thấp và trung bình thì tránh được nhuận tràng), được đánh giá là khá an toàn đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Dầu Magnesium Chloride: Dùng để bôi ngoài da. Liệu pháp thẩm thấu qua da của magnesium chloride được đánh già là an toàn ngày cho sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích cho những người bị rối loạn tiêu hóa không thể hấp thụ magne theo cách thông thường. Các vận động viên đôi khi sử dụng loại dầu bôi này để tăng cường năng lượng, tăng sức chịu đựng, giảm đau cơ bắp và chữa lành các vết thương hoặc kích ứng da.

Magnesium Glycinate: Dễ dàng được cơ thể hấp thu và ít có khả năng gây ra tác dụng nhuận tràng so với các loại thực phẩm bổ sung magne khác.

Magnesium Threonate: Nó có thể được cơ thể hấp thụ ở mức độ cao nhờ khả năng có thể đo xuyên qua màng ty thể. Loại này hiện chưa được bán rộng rãi vì cần nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm bổ sung magne đáng mong đợi đối với người thiếu hụt magne nặng, đặc biệt là người cao tuổi.

Lưu ý khi bổ sung magne:

Calci và phospho giảm hấp thu magne tại ruột non nên không được bổ sung các chất này cùng một lúc. Trong trường hợp buộc phải bổ sung cả magne và calci, dùng magne trước rồi mới dùng calci (cách nhau ít nhất 4 tiếng).

Có thể kết hợp magne với vitamin B6 hoặc magne với kali mà không có tác dụng phụ.Trong thời gian dùng magne, nếu cần thiết phải dùng tetracylin thì phải dùng cách xa hai thuốc này trong khoảng thời gian ít nhất là 3 giờ để tránh các tương tác bất lợi.

Người già dùng nhiều magne sẽ làm tăng magne máu, gây buồn nôn, nôn ói thậm chí dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, nếu muốn bổ sung magne, hãy tham vấn bác sỹ, các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm