Ăn chay không lo thiếu chất

Người ăn chay có thể bị thiếu một số chất dinh dưỡng

Những lưu ý “sống còn” người ăn chay cần biết

80% người ăn chay thiếu vitamin B12

Ăn chay vẫn bị mắc bệnh mỡ máu!

Sa kê nấu kiểu miền Tây cho người ăn chay

Theo bác sỹ Đinh Thị Kim Liên - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai: "Ăn chay không đúng cách sẽ dẫn đến thiếu năng lượng kéo dài. Người ăn chay cần biết kết hợp các loại thực phẩm đa dạng để đảm bảo đủ năng lượng, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin và yếu tố vi lượng". 

Bổ sung protein: Protein là nguyên liệu giúp hình thành và phục hồi các mô trong cơ thể. Protein cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Chế độ ăn thiếu protein sẽ làm cơ thể mệt mỏi, dễ bị bệnh, da và tóc cũng bị khô đi. Do vậy, người ăn chay trường trước tiên cần đảm bảo lượng protein trong chế độ ăn, phải ăn các thực vật chứa nhiều đạm như các loại đậu. Đồng thời cũng cần ăn phối hợp các loại thực vật khác nhau để có đủ loại acid amin cần thiết cho cơ thể.

Vitamin B12: Vitamin B12 rất cần thiết cho cơ thể. Vitamin B12 có nhiều trong thịt động vật. Nếu người ăn chay ăn các sản phẩm như sữa, trứng thì có thể cơ thể sẽ đủ lượng vitamin B12. Nhưng nếu người ăn chay không ăn bất kỳ loại thực phẩm động vật nào mà ăn chay hoàn toàn thì nguồn vitamin B12 vào cơ thể có thể bị thiếu hụt. Để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể, người ăn chay cần ăn thêm ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành.

Bổ sung chất khoáng: Người ăn chay với trứng và chế phẩm từ sữa, chất calci có thể hấp thu từ loại sữa ít béo. Với người ăn chay hoàn toàn, có thể hấp thu calci từ súp lơ, ngũ cốc và sữa đậu nành... Còn chất khoáng magne thì có trong tất cả các sản phẩm lúa mạch, đậu hũ, hạt giống, quả có hạt.

Bổ sung sắt: Những người ăn chay có khả năng thiếu sắt rất cao, vì vậy những người ăn chay nên chú trọng đến việc bổ sung lượng sắt cho cơ thể. Sắt có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật cho nên việc cân bằng vi chất này không khó với người ăn chay. Các nguồn thực vật chứa nhiều sắt bao gồm đậu, các loại hạt, rau lá màu xanh sẫm (cải xoong, cải xanh, đậu bắp), bánh mì và một số ngũ cốc ăn sáng...

Nấu đúng cách: Các món chay không nên xào nấu quá lâu, nhất là rau xanh chỉ nên nấu chín tới để giữ được các vitamin có ích cho sức khoẻ. Khi nấu không nên mở vung để giữ được hương vị cũng như vitamin trong thực phẩm. Các nước luộc rau củ cũng rất tốt, nên dùng để uống. Ngoài ra, để không bị thiếu các dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể khoẻ mạnh, người ăn chay có thể dùng thêm thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin cần thiết.

Lợi ích từ việc ăn chay đúng cách: 
Theo các nhà khoa học cho biết ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hoà, nhiều chất béo không bão hoà, nhiều vitamin C, E … có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh đái tháo đường loại 2, béo phì, tăng huyết áp, sỏi mật, táo bón…
Thuỳ Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp