Hen phế quản, hen suyễn có di truyền không?

Bố hoặc mẹ mắc hen suyễn thì con có tỷ lệ mắc hen suyễn cao hơn

Mẹo chăm trẻ hen phế quản trong đợt Tết lạnh chính Đông

Có nên sử dụng tinh dầu để trị hen phế quản?

Làm sao để phòng bệnh hen tái phát trong mùa Xuân cho trẻ?

Làm gì để hen phế quản không nặng lên khi chuyển mùa?

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, trả lời: 

Chào bạn!

Bệnh hen phế quản hay gặp ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng của hen chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen người bệnh thường cảm thấy bình thường. Cơn hen hay xuất hiện về đêm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh hoặc các yếu tố kích thích phát cơn hen.

Mặc dù bệnh hen có thể di truyền trong trường hợp cả hai bố mẹ đều mắc bệnh, tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng. Bệnh hen của trẻ có thể kiểm soát tốt nếu đi khám và tuân thủ đúng phác đồ chữa trị của bác sỹ. Khoảng 1/4 số trẻ mắc bệnh hen suyễn khi còn nhỏ có thể hết hẳn khi lớn lên. 3/4 còn lại sẽ bị hen suyễn suốt đời. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn ra không liên tục mà chỉ khởi phát cơn hen khi gặp điều kiện thuận lợi.

Do đó, khi bạn bị hen suyễn cần biết cách đề phòng hen suyễn cho con bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời, không hút thuốc khi có thai và tránh hút thuốc gián tiếp, luôn vệ sinh nhà cửa, chăn màn sạch sẽ. Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ để đảm bảo trẻ phát triển cả thể chất và trí tuệ. Khi trẻ không bị bệnh cần cho trẻ hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn ít muối, hạn chế đồ uống có gas, không nên cho trẻ ăn thức ăn chiên rán bằng dầu cũ. 

Nên cho trẻ ăn đủ các nhóm đạm, chất béo, tinh bột và rau xanh, và chú trọng bổ sung vitamin D, C, E, calci và sắt cho trẻ. Bạn cũng nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm. 

Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị