Biến chứng khôn lường khi trẻ bị táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài ở trẻ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Vì sao phần lớn trẻ táo bón thường biếng ăn, còi cọc?

Trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, hay khóc có phải bị táo bón?

Làm gì để trẻ hết táo bón?

Vì sao táo bón có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu?

Táo bón là một bệnh hay gặp ở trẻ em, với biểu hiện rất dễ nhận thấy như: Trẻ giảm số lần đại tiện, gặp khó khăn và đau khi đại tiện do phân rắn, hoặc quá to. Táo bón khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi và sút cân… Nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài và không có giải pháp chữa trị, khắc phục sẽ có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Biếng ăn, lười ăn dẫn tới suy dinh dưỡng

Táo bón có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn tới đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu và không có cảm giác đói nên dễ bỏ bữa, biếng ăn. Lâu ngày dẫn đến khó hấp thu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không đồng đều.

Ảnh hưởng tâm lý

Thường xuyên bị táo bón dễ khiến trẻ hay khóc, sợ đi vệ sinh

Trong phân có chứa rất nhiều các chất độc được tạo ra từ quá trình tiêu hóa và bị phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí như: Phenol, ammonia, indol,… Khi phân được tích tụ lâu trong đại tràng, các chất này có thể được hấp thu ngược vào máu và trở thành nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh, khiến trẻ trở nên bực bội, cáu kỉnh, khó chịu, mất tập trung…

Nứt hậu môn và sa trực tràng

Việc thường xuyên bị đau rát khi đi đại tiện dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng sợ, nín nhịn đại tiện, làm cho phân không được đào thải ra ngoài, ngày càng trở nên cứng hơn, trẻ sẽ bị táo bón nặng hơn. Nếu cố gắng đại tiện sẽ gây nứt hậu môn, rách hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ và sa trực tràng.

Gặp các bệnh về rối loạn tiêu hóa

Tình trạng táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ khiến trẻ gặp phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như: Rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, kém hấp thu, rối loạn chức năng vận chuyển ruột, tiêu hóa kém

Làm sao để phòng táo bón cho trẻ?

Để phòng tránh táo bón cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước, tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn thông qua các loại rau xanh, hoa quả…, cắt giảm nguồn protein từ động vật và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán... Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như: Tập thể dục, thể thao để tăng nhu động ruột. Và hãy tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định.

Quang Tuấn H+

Cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm…

Sản phẩm giúp giải quyết chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, những thành phần như lysine, kẽm, magie cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi, giúp bé phát triển toàn diện.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ