Kỷ lục: 160 ca cắt cụt chi/tuần do đái tháo đường tại Anh

Cắt cụt chi do biến chứng thần kinh có thể đe dọa tới tính mạng

Infographic: Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn lựu?

Tại sao mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị đau tim?

Đái tháo đường type 3c: Phát hiện dạng bệnh đái tháo đường mới

Infographic: Người bệnh đái tháo đường đã biết tiêm insulin đúng cách?

Biến chứng đái tháo đường phải cắt cụt chi

Các chuyên gia Anh cảnh báo, tỷ lệ mắc đái tháo đường đang có xu hướng tăng nhanh ở 2/3 dân số trưởng thành bị thừa cân, béo phì. Tổn thương bàn chân ở người bệnh đái tháo đường là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do nhiều nguyên nhân phối hợp: Biến chứng thần kinh ngoại vi, biến chứng mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng.

Thậm chí, những tổn thương này có thể khiến người bệnh phải cắt cụt chi (đoạn chi). Theo các chuyên gia, cứ 10 người bệnh phải cắt cụt chi lại có tới 8 người tử vong trong vòng 5 năm sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Đái tháo đường (Anh), 4/5 các ca cắt cụt chi đều có thể ngăn ngừa được. Điều này cho thấy, nhiều người bệnh đái tháo đường vẫn không biết loét chân là một biến chứng đái tháo đường nghiêm trọng - nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh phải cắt cụt chân.

Chia sẻ từ một người bệnh sắp mất cả 2 chân do biến chứng đái tháo đường

Ben Harris (42 tuổi, người Anh) đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 từ khi mới 18 tuổi. Ở độ tuổi 36, anh phải phẫu thuật cắt bỏ chân phải do một vết loét tại ngón chân cái, dù đã cố điều trị vết thương trong suốt 3 năm.

Ben Harris sắp phải cắt bỏ nốt chân trái do loét và viêm tủy xương. Đồng thời anh cũng đã bị mù do bệnh võng mạc đái tháo đường.

Anh chia sẻ: “Tôi đã hoàn toàn suy sụp khi nghe tin mình sẽ phải cắt bỏ một phần chân phải. Thật khủng khiếp, tôi đã sợ hãi, tôi đã khóc rất nhiều. Chẳng ai nói với tôi chăm sóc chân khi mắc đái tháo đường quan trọng như thế nào. Những người trẻ mắc bệnh thực sự cần nhiều thông tin hơn về những biến chứng nguy hiểm này”.

Ben Harris - một người bệnh sắp mất cả 2 chân do biến chứng đái tháo đường

Tầm quan trọng của việc chăm sóc chân khi bị đái tháo đường

Ben Harris kêu gọi những người bệnh đái tháo đường đừng nên xem nhẹ tình trạng loét chân: “Điều trị muộn chỉ vài giờ cũng có thể khiến bạn phải trả giá bằng đôi chân của mình”.

Dù biết rằng đái tháo đường có thể khiến bạn phải cắt cụt chi nhưng vẫn còn rất nhiều người không biết tới mối nguy hiểm do loét chân. Đây là lý do người bệnh đái tháo đường nên biết cách chăm sóc, bảo vệ bàn chân hàng ngày.

Phòng ngừa biến chứng bàn chân ngay từ khi phát hiện đái tháo đường

Các thảo dược Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, kết hợp Acid alpha lipoic (ALA) có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường chức năng tuyến tụy và hạn chế nguy cơ biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết tăng cao kéo dài chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên biến chứng bàn chân và nhiều biến chứng đái tháo đường nguy hiểm khác. Việc phòng ngừa biến chứng cần phải được chú trọng ngay từ khi phát hiện bệnh.

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh đái tháo đường nên có mục tiêu kiểm soát đường huyết bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể thao đều đặn và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Vi Bùi H+ (Theo Dailymail)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường chứa các thành phần: Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, ALA… giúp giảm và ổn định đường huyết tự nhiên, phòng ngừa biến chứng bàn chân, biến chứng trên da, mắt, thận, thần kinh, tim mạch do đái tháo đường.

Infographic: Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn lựu? - Ảnh 2

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn