Bị suy tim: Khi nào nên gọi cho bác sỹ, khi nào nên đi viện?

Suy tim là một bệnh mạn tính nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng

Người bệnh suy tim cần chú ý gì trong dịp nghỉ lễ 2/9?

Các y tá, bác sỹ muốn bạn biết gì về bệnh suy tim?

Làm sao chung sống với tình trạng hở van 2 lá?

Hội chứng cai rượu có thể dẫn tới bệnh suy tim?

Khi nào người bệnh suy tim nên gọi cho bác sỹ?

Nếu thấy một trong những triệu chứng dưới đây, người bị suy tim nên liên lạc với bác sỹ ngay lập tức:

- Thay đổi trọng lượng đột ngột: Bạn tăng/giảm 1,8kg trong 1 ngày. (Lưu ý sau khi xuất viện, bạn có thể bị giảm khoảng 0,5kg trong ngày đầu tiên).

- Sưng, phù nghiêm trọng ở mắt cá chân, bàn chân, bắp chân hoặc vùng bụng.

- Tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng, thường xuyên hơn. Đặc biệt tình trạng khó thở xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc ngủ.

- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

Người bệnh suy tim nên tự cân hàng ngày để quản lý suy tim

- Hay bị đầy bụng.

- Mệt mỏi, không có khả năng thực hiện nhiều hoạt động thường ngày.

- Nhiễm trùng hô hấp gây ho, đặc biệt là về đêm.

- Tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

- Bồn chồn, hay nhầm lẫn, chóng mặt.

- Buồn nôn, nôn mửa hoặc biếng ăn.

- Đau tức ngực trong khi vận động.

- Nhịp tim nhanh (trên 120 nhịp/phút, kể cả khi bạn đang nghỉ ngơi).

- Lo lắng, căng thẳng quá mức.

Khi nào người bệnh suy tim nên đi cấp cứu?

Nếu thấy đau tức ngực, khó thở nghiêm trọng, hãy đi cấp cứu ngay

Người bệnh suy tim không nên đợi các triệu chứng trở nên quá nghiêm trọng mới đi cấp cứu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên giữ một vài thông tin như số điện thoại của bác sỹ điều trị, danh sách các loại thuốc bạn dang dùng, danh sách những thứ bạn bị dị ứng theo người để phòng ngừa một vài tình huống khẩn cấp:

- Đau tức ngực, khó chịu nghiêm trọng gây thở dốc, đổ mồ hôi, buồn nôn, người mệt mỏi.

- Cơn đau tức ngực, khó thở kéo dài hơn 15 phút và không suy giảm kể cả khi bạn nghỉ ngơi, dùng thuốc Nitroglycerin (thuốc chống cơn đau thắt ngực).

- Nhịp tim nhanh từ 120 - 150 nhịp/phút, đi kèm tình trạng hụt hơi, chóng mặt.

- Suy yếu đột ngột, tê liệt, mất khả năng cử động ở cánh tay/bàn chân.

- Đau đầu dữ dội.

- Ngất xỉu, mất ý thức.

Để kiểm soát bệnh suy tim tốt hơn, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể thao đều đặn cũng như dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ. Ghi nhớ những triệu chứng nguy hiểm trên sẽ giúp bạn phòng ngừa các biến chứng suy tim tốt hơn.

Giải pháp giúp giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển

Để nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau ngực ở người bệnh suy tim, sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược phối hợp với thuốc tây là giải pháp hữu hiệu giúp giảm tần suất nhập viện.

Vi Bùi H+ (Theo my.clevelandclinic.org)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang là sản phẩm có sự phối hợp giữa các thành phần Đan Sâm, Vàng Đằng, Cao Natto…giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù, đau thắt ngực... và giảm tần suất nhập viện cho người bị suy tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch