Bị sốt xuất huyết trong những tháng cuối thai kỳ có ảnh hưởng tới thai nhi?

Phụ nữ mang thai nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì cần đến bệnh viện khám ngay

Tăng cường miễn dịch có giúp phòng bệnh sốt xuất huyết?

5 điều nên làm khi bị sốt xuất huyết theo lời khuyên của bác sỹ

Cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết

Chống muỗi theo 7 cách sai lầm này thì hỏi sao không bị sốt xuất huyết!

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trả lời:

Chào bạn!

Theo đúng nguyên tắc, sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt. Nếu vợ bạn không bị muỗi đốt thì cũng không bị sốt xuất huyết. Vì vậy, để phòng ngừa sốt xuất huyết vợ bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt.

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy bà bầu bị sốt xuất huyết thì sinh con dị dạng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nhiều nguy cơ tổn thương gan, thận, thậm chí sảy thai. 

Bị sốt xuất huyết trong những tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh non, thai lưu, sốc sốt xuất huyết nếu không can thiệp kịp thời. Nếu có hiện tượng chuyển dạ trong giai đoạn tiểu cầu hạ thấp có thể bị băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường vì thai phụ sẽ có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm "che lấp" tình trạng cô đặc máu. Điều trị sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai thường khó khăn hơn so với các đối tượng khác, bởi vậy nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì nên đi khám ngay để được bác sỹ hướng dẫn theo dõi và xử lý nhanh chóng. 

Vợ bạn đang mang thai những tháng cuối, bởi vậy nên chú ý đến các triệu chứng bất thường của cơ thể, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp đuổi muỗi, phòng tránh muỗi đốt.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị