Những việc cần làm ngay và luôn khi bị sốt cao

Chườm mát sẽ giúp hạ sốt, giảm khó chịu

Hen suyễn và sốt cao làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể

Bị sốt có lợi gì cho trẻ nhỏ?

Bé bị ho và sốt cao, có phải bị viêm phổi?

8 lưu ý trước khi dùng Paracetamol hạ sốt cho trẻ

1. Đọc nhiệt kế

Ngay khi bạn cảm thấy sốt, hãy đo nhiệt độ ngay. Nhiệt độ cơ thể thay đổi tùy theo thời điểm đo và các yếu tố khác (như ngày rụng trứng ở phụ nữ). Nếu nhiệt kế đo được là 38 độ C trở lên (đo nhiệt độ cho trẻ nhỏ chính xác nhất là đo ở hậu môn). 

Khi cơ thể đang "chiến đấu" chống lại nhiễm trùng, một phần của bộ não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ, được gọi là vùng dưới đồi, làm tăng nhiệt độ cơ thể. Đây là cách cơ thể bạn tự bảo vệ mình chống lại "những kẻ xâm lược" từ bên ngoài.

2. Uống đủ nước

Khi bạn đang bị sốt, uống nước vô cùng cần thiết. Tiến sỹ Ferrer - Trung tâm Y tế Aventura (Mỹ) giải thích: "Sốt sẽ làm cơ thể bị mất nước, bạn cần phải bổ sung nước". 

Nước, trà, soup gà là những sự lựa chọn thông minh. Bác sỹ nhi có thể đề nghị cung cấp nước điện giải cho trẻ nhỏ. 

3. Ăn soup gà

Khi cơ thể đang bị sốt cao vì nhiễm trùng, bạn có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, không muốn ăn. 

Nếu bị sốt, hãy ăn soup gà, không chỉ ngon mà còn nhanh khỏi bệnh

Dù không muốn ăn, nhưng nếu có thể, hãy ăn soup gà. Soup gà không chỉ là món ăn ngon mà đây chính là "thuốc" cho bạn. Soup gà làm chậm chuyển động của các tế bào bạch cầu bị nhiễm trùng, do đó giúp giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên. 

4. Đừng ủ ấm

Tiến sỹ Ferrer nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc đắp chăn ấm có thể giúp bạn hạ sốt. Thay vào đó, bạn có thể cảm thấy tốt hơn nếu bạn tắm nước ấm hoặc nước mát (chọn nhiệt độ nước phù hợp với bạn).

Chườm mát ở cổ, nách hoặc trán cũng có thể giúp giảm cơn sốt. Những phương pháp này không giúp điều trị căn nguyên gây sốt, nhưng chúng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

5. Hãy nghỉ ngơi

Khi bị sốt cao, hệ thống miễn dịch sẽ phải làm việc cật lực để chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật mà bạn đang bị. Lúc này, bạn hãy vào giường và đi ngủ. Các nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ giúp làm tăng khả năng miễn dịch. 

6. Uống thuốc hạ sốt

Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) là các loại thuốc giảm sốt dùng được cả cho người lớn và trẻ nhỏ. Aspirin cũng có hiệu quả ở người lớn nhưng không nên cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dùng. Theo Mayo Clinic, dùng aspirin có liên quan đến một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng Reye gây sưng não và tổn thương gan.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt: Cần dùng đúng liều lượng dựa trên độ tuổi và cân nặng của trẻ nhỏ. Người lớn cũng không nên uống quá nhiều, vì nó có thể dẫn đến suy gan. 

7. Đưa trẻ sơ sinh đi khám 

Hãy đưa trẻ đi khám khi bé bị sốt từ 38 độ C trở lên. Tiến sỹ Ferrer giải thích rằng trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ 6 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn, rất dễ bị tổn thương khi bị sốt vì chúng có thể bị mất nước nhanh chóng.

Trẻ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi có thể bị co giật khi sốt. Bạn cũng nên gọi cho bác sỹ hoặc đưa bé đi khám nếu bé bị sốt kèm theo các triệu chứng khác như: Buồn ngủ bất thường, cổ cứng, đau đầu, đau họng, đau tai, phát ban không rõ nguyên nhân, nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần, thở gấp, ho ra máu...

Nếu bé bị co giật do sốt cao, nên đưa bé đi cấp cứu ngay.

An An H+ (Theo health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp