Sỏi thận khi mang thai có nên bổ sung calci?

Cần tới gặp bác sỹ ngay khi phát hiện sỏi thận

6 cách đơn giản đánh bay sỏi thận khỏi cơ thể

Uống nước cam không đúng cách trẻ dễ bị sỏi thận

Nước ép nam việt quất có giúp ngăn ngừa sỏi thận?

Uống nhiều bột sắn dây có gây sỏi thận không?

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà - Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ, trả lời:

Chào bạn!

Trong thời gian thai nghén cơ thể phụ nữ có hàng loạt sự thay đổi do đó có thể tạo điều kiện để hình thành sỏi: 

- Kích thước của thai nhi làm thay đổi vị trí của tử cung, chèn ép sự lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nước tiểu lắng đọng lại dễ sinh ra sỏi.

- Phụ nữ mang thai nếu không vệ sinh tốt, thì rất dễ gây ra viêm đường tiết niệu dưới cấp tính, lúc đó sẽ là một điều kiện thuận lợi tạo thành sỏi thận.

- Nhu cầu uống nước của phụ nữ mang thai tăng gấp đôi bình thường, nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể quá trình lọc của thận bị giảm, làm tăng nguy cơ đọng sỏi.

- Khi mang thai cơ thể phụ nữ xử lý calci kém hiệu quả hơn

Việc điều trị sỏi thận trong thai kỳ là rất khó khăn. Do đó, phần nhiều trường hợp, thai phụ sẽ được chỉ định điều trị sỏi thận ngay sau khi sinh nở. Nếu đau nhiều hoặc có biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bạn nên đến khám và tư vấn bác sỹ. 

Đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, nhưng thật sự là không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận rất phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư calci như tiền sử gia đình có người bị sỏi niệu (bệnh có yếu tố di truyền), thói quen nhịn tiểu (ít đi tiểu), uống ít nước, các bất thường ở đường niệu. Do vậy bạn vẫn cần bổ sung calci theo chỉ định của bác sỹ! 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!



Gia Hân H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị