Bí quyết giữ sức khỏe cho trẻ đi bơi mùa hè

Thời gian bơi lý tưởng nhất cho trẻ là từ 9 - 11h sáng

Lợi ích sức khoẻ của bơi lội

Bơi lội giúp duy trì huyết áp

Sập tường bể bơi, ít nhất 1 học sinh tử vong

Cách phòng bệnh cho bé khi đi bơi

Chuẩn bị cho trẻ trước khi đi bơi

Hãy chuẩn bị cho trẻ các vật dụng như khăn lông, dầu gội, xà bông tắm, thuốc nhỏ mắt, dầu nóng, đồ bơi, kính, phao, mũ, kem chống nắng. Do da trẻ nhạy cảm nên bạn cần lưu ý chọn mua đúng loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ. Không nên đưa trẻ đi bơi trong khoảng thời gian nắng gắt bởi khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang cao, mồ hôi ra nhiều, nếu gặp nước sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh.

Không nên cho trẻ đi bơi trong khoảng thời gian nắng gắt

Bảo vệ mắt, tai, mũi, họng của trẻ 

Việc trẻ em đi bơi thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt là tai. Bởi không phải hồ bơi nào cũng sạch sẽ, an toàn. Việc đi bơi sẽ khiến cho nước vào tai, gây viêm tai, đau nhức, chảy mủ... 

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên giới hạn thời gian cho trẻ bơi. Đối với trẻ mới tập bơi, thời gian ở dưới nước mùa hè không nên kéo dài quá 30 phút. Vào cuối hè, đầu thu khoảng thời gian bơi nên rút ngắn xuống còn khoảng 15 – 20 phút. Sau khi trẻ bơi xong, trẻ phải xì mũi thật sạch và đẩy nước ra khỏi tai. Sau khi bơi lội, cha mẹ nên nhỏ argyrol 1 – 2% vào mũi của trẻ, sau đó súc miệng và họng bằng nước muối. Nếu trẻ đang bị đau mắt, viêm tai, mũi họng, sổ mũi... tạm thời không nên bơi lội.

Đề phòng nhiễm lạnh

Dù đang vào mùa hè nhưng vẫn phải chú ý đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ, nhất là nhiễm lạnh đột ngột, rất nguy hiểm. Vào buổi sáng khi trời còn mát, nước trong bể bơi hoặc dưới sông, hồ khá lạnh, không nên để trẻ cởi quần áo nhảy xuống nước ngay mà phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước.

Nên cho trẻ khởi động để làm nóng cơ thể trước khi bơi

Không nên bơi trước và sau khi ăn

Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng Tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức. Bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn… Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Không phải trẻ nào cũng có thể đi bơi

Những trẻ sau đây không nên tham gia hoạt động bơi lội:

- Trẻ mắc bệnh hen phế quản khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

- Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.

- Trẻ bị viêm da dị ứng: Hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. 
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đi bơi phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ đi khám bác sỹ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không. 
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ