Các bố nên biết: Bé bị rôm sảy nên ăn gì?

Các bố đã biết cho con ăn gì khi bé bị rôm sảy chưa?

Bố phải làm gì nếu bé bị rôm sảy khi mẹ vắng nhà?

Các nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em và cách phòng tránh

Phòng tránh rôm sảy cho bé: Chuyện nhỏ!

Cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé mùa nắng nóng

Khi trẻ bị rôm sảy nên ăn những gì?


Khi bị rôm sảy thân nhiệt của trẻ thường rất cao, luôn cảm thấy khó chịu, cáu gắt và hay gãi dẫn tới tình trạng chán ăn, mệt mỏi. Vì vậy, lúc này các bố cần chú ý, tăng cường cho bé ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và bổ sung thêm nước trái cây như cam, bưởi... Hạn chế sử dụng đường vì nó sẽ làm cho cơ thể trẻ nóng thêm.

Bật mí cho các bố một số đồ uống cho bé giúp giải nhiệt rất tốt đó là có thể dùng bột sắn dây, hòa với nước ấm rồi cho trẻ uống. Bố đảm có thể dùng 10g bột sắn dây cùng với 30g rau má (tươi). Bằng cách: Rau má rửa sạch, giã nát, thêm lượng nước sôi để nguội đủ dùng. Vắt lấy nước rau má, bỏ bã, hòa với bột sắn dây, cho đường vừa khẩu vị, uống từng ngày.

Sự lựa chọn khác là cho trẻ uống nước trái cây như chanh hay cam, nhưng tuyệt đối không cho trẻ uống nước đá hoặc nước và trái cây để ở ngăn đá vì chúng có thể làm trẻ bị viêm họng hoặc có thể bị sốc nhiệt giữa trời hè oi bức. 

Trong khi chăm sóc trẻ bị rôm sẩy tại nhà, các bố cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh nặng bệnh thêm cho trẻ:

- Không tắm nước lá khi da trẻ bị trầy xước: Nếu da trẻ bị trầy xước thì không nên tắm nước lá để tránh da bị vi khuẩn xâm nhập dẫn tới nhiễm trùng. Có những trẻ bị viêm nhiễm ở vùng gần hệ thần kinh, mạch máu như mặt, cổ, đầu, nếu bố vẫn cho tắm nước lá mà không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời. Tốt nhất là bố chỉ cần dùng chanh vắt lấy nước hòa vào nước tắm để tắm bé là đủ mát da rồi.

Không vắt nhiều chanh hay đun nước lá quá đặc: Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da dễ khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng acid quá cao. Nếu hòa chanh, muối vào nước tắm, không nên dùng quá nhiều mà cần phải để ý tỷ lệ hợp lý, vì nếu không sẽ gây xót và dễ làm kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu bố có thể nấu nước lá thì cũng lưu ý không nên nấu quá đặc, vì lượng tinh bột của lá có thể đọng nhiều trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé.

- Không tắm sữa tắm người lớn cho bé: Sữa tắm người lớn vốn chứa độ kiềm cao dễ làm cho da bé bị khô, vì vậy càng làm tăng tình trạng nhiễm trùng, rôm sẩy trên da của bé.

- Không được tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi nếu sử dụng nhầm thường hoặc liều lượng quá so với quy định sẽ rất nguy hiểm. 

- Bố nên chọn những quần áo thoáng mát và thấm hút tốt. Kể cả bé đang bị rôm cũng không nên bôi quá nhiều phấn rôm lên làn da của bé. Ngoài ra, bố cần hạn chế cho trẻ đi nắng, tránh đưa trẻ đến nơi đông người để tránh tình trạng nhiễm khuẩn bởi không khí ngột ngạt nóng nực của mùa hè.

Mun Mun H+ ( T/H)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ