Uống thuốc ngủ zolpidem thường xuyên có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Sử dụng thuốc ngủ thường xuyên có thể gây phụ thuộc vào thuốc và ảnh hưởng sức khỏe

Ăn gì để hết mệt mỏi, mất ngủ và nhức đầu?

Quầng thâm quanh mắt do mất ngủ, thiếu ngủ: Làm sao để xóa mờ?

Video: Mất ngủ, thiếu ngủ dễ bị béo phì

6 lý do khiến người cao tuổi bị mất ngủ

TS.BS. Martin Scurr - chuyên gia y tế phụ trách Chuyên mục Sức khỏe của Dailymail trả lời:

Chứng mất ngủ có thể là một biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ, khi một người không ngủ được, hoặc gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ.

Để điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả, điều cần thiết là bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, điều này thường rất ít được thực hiện, vì không có đủ thời gian để bác sỹ tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Bên cạnh đó, rất nhiều người lại có thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc ngủ một cách bừa bãi, thậm chí không cần tham khảo ý kiến bác sỹ, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc và phụ thuộc vào thuốc.

Có rất nhiều các loại thuốc ngủ được sử dụng như: Barbiturates hay benzodiazepine và gần đây là một số thuốc chứa nonbenzodiazepine như zolpidem mà bạn đang dùng. Tất cả các loại thuốc này đều có khả năng ảnh hưởng đến các khu thần kinh sâu bên trong não, chịu trách nhiệm kiểm soát sự tỉnh tháo.

Chứng mất ngủ là tình trạng một người không ngủ được hoặc gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ

Tuy nhiên, những tác động của thuốc đối với não của con người còn chưa được các chuyên gia nghiên cứu đầy đủ. Do đó, thuốc ngủ có thể dẫn đến các phản ứng phụ và gây nghiện, nếu được sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc zolpidem được chỉ định để điều trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn, vì thế bạn không nên dùng nó liên tục quá 4 tuần liên tiếp.

Theo như bạn nói, bạn đã bị khó ngủ trong nhiều năm và điều này cho thấy vấn đề chính của bạn là rối loạn giấc ngủ, chứ không phải là chứng mất ngủ. Sự khác biệt giữa chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ là: Mất ngủ thường được gây ra do những tác động trong cuộc sống như căng thẳng, hay một cú sốc về tâm lý… Còn rối loạn giấc ngủ lại có những nguyên nhân không rõ ràng và sẽ cần những đánh giá lâm sàng của các chuyên gia.

Việc điều trị rối loạn giấc ngủ sẽ tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của các bác sỹ. Một số biện pháp cải thiện giấc ngủ như: Thiết lập thói quen ngủ (như không sử dụng điện thoại hoặc xem ti vi trong phòng ngủ), liệu pháp thư giãn, liệu pháp hành vi nhận thức có thể sẽ được bác sỹ khuyến khích dành cho bạn. Tuy nhiên, điều quan trong là bạn cần phải kiên nhẫn và quyết tâm để thực hiện các biện pháp này, bởi nó có thể cần duy trì trong một thời gian dài.

Quang Tuấn H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị