7 điều cần biết về hệ miễn dịch

Các vi khuẩn bên ngoài cơ thể là tác nhân gây bệnh nhưng các vi khuẩn trong ruột lại tốt cho hệ tiêu hóa

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?

Hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ “siêu súp lơ”

Immunepath-IP: Nguyên liệu cho sức khỏe trong thế kỷ 21

Hỏng hệ miễn dịch vì “tham” uống rượu

Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là phát hiện các tác nhân có hại xâm nhập vào máu, sau đó chuyển các tế bào bạch cầu để tấn công và "quét sạch" những "kẻ xâm lược". Dưới đây là bảy điều bạn cần biết về hệ miễn dịch:

1. Con người cần vi trùng để duy trì sức khỏe

Nhiều người cho rằng vi khuẩn là những thứ bẩn thỉu, có hại. Tuy nhiên, hệ vi khuẩn trong đường ruột lại giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Hệ miễn dịch thường biến đổi để thích nghi với những "kẻ xâm lược" khác nhau, đó là lý do tại sao loài người có thể sống sót lâu như vậy. Khi cơ thể tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch lập tức tấn công nó và lưu trữ thông tin này để phản ứng với các "đợt tấn công" tiếp theo. Điều này giúp giải thích tại sao khi đã bị mắc bệnh sởi hoặc thủy đậu, bạn khó có thể mắc lại bởi cơ thể đã tạo được miễn dịch với các bệnh này.

2. Vaccine đầu tiên để phòng bệnh đậu mùa

Vaccine đầu tiên trên thế giới là vaccine phòng bệnh đậu mùa

Tiêm vaccine là việc đưa một lượng nhỏ tác nhân gây bệnh vào trong cơ thể để tạo đáp ứng miễn dịch. Edward Jenner - một bác sỹ người Anh đã phát hiện ra vaccine phòng bệnh đậu mùa bằng cách cấy mủ của bệnh nhân vào cánh tay của một cậu bé tám tuổi để tạo đáp ứng miễn dịch với căn bệnh nguy hiểm này.

3. Một mối quan hệ lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch

Một mối quan hệ lành mạnh giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những người có mối quan hệ lành mạnh và hài lòng với bạn tình có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Những khoảnh khắc thú vị và chia sẻ với nhau trong cuộc sống giúp con người tăng sản xuất endorphins - hormone giúp giảm đau, thư giãn, thậm chí nó được chứng minh giúp cải thiện khả năng kháng bệnh của hệ miễn dịch.

4. Một số người không/ít có khả năng miễn dịch từ khi sinh ra

Một số người không có khả năng miễn dịch từ khi sinh ra

Bệnh suy giảm miễn dịch trầm trọng (SCID) hay bệnh "cậu bé bong bóng" xảy ra với tỷ lệ 1/100.000.

SCID là thiếu hụt miễn dịch tiên phát, xảy ra do khiếm khuyết nghiêm trọng cả hệ thống T - lymphocyte và B - lymphocyte. Điều này khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng trong những tháng đầu đời. Nếu không có hệ miễn dịch đủ khỏe mạnh, những người mắc SCID thường bị “tấn công” và “đánh gục” bởi những nhiễm trùng có khả năng đe dọa tính mạng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu.

5. Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch

Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch

Một hệ miễn dịch khỏe mạch giúp bạn tránh khỏi các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm... Các nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ làm tăng chức năng phòng vệ, giảm sự gia tăng của tế bào bạch cầu T. Chỉ một đêm thức trắng hoặc ngủ không ngon giấc cũng đã khiến hệ miễn dịch bị suy yế. Nguyên nhân là do khi cơ thể không được hồi phục đầy đủ qua giấc ngủ sẽ làm mất cân bằng giữa số lượng các tế bào chết đi và tế bào sinh ra gây sự suy yếu của cả hệ thống miễn dịch, từ đó làm cơ thể dễ mắc bệnh.

6. Ăn nhiều rau, củ, quả giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Rau, củ, quả là những thực phẩm giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Các nghiên cứu đã chỉ ra những người ăn thường xuyên rau và trái cây trong khẩu phần ăn của mình thường ít mắc bệnh hơn nhóm đối tượng khác. Các chất dinh dưỡng từ trái cây và rau là nguồn bổ sung tích cực cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể chống lại virus hay vi khuẩn xâm nhập.

7. Bảo vệ tuyến thượng thận là bảo vệ hệ miễn dịch

Tuyến thượng thận nằm phía trên hai quả thận, tiết ra cortisol và adrenaline - hai hormone giúp giảm stress và điều khiển hoạt động của hệ miễn dịch. Hai hormone này còn tham gia hàn gắn các mô tế bào sau chấn thương hoặc viêm nhiễm. Nếu tuyến thượng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tuyến thượng thận ngoài nguyên nhân từ thận, các bệnh tự miễn, dùng thuốc... còn có một số nhóm đối tượng dễ mắc bệnh như nhóm người quá năng động, sống ganh đua, bị stress kéo dài....

Kim Chi H+ (Theo Healthmeup)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm