Bị cholesterol cao có cần uống statin?

Người bị cholesterol cao không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ

5 điều bạn nên làm sau cơn đau tim

Tăng huyết áp có khiến bạn bị đau tức ngực không?

Bao giờ được ngừng uống thuốc dự phòng đột quỵ?

Bệnh nhân tăng huyết áp có nên dùng aspirin?

TS. Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail trả lời:

Chào bạn!

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Statin là thuốc được kê đơn cho bệnh nhân bị cholesterol cao với 2 mục đích: Giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở những người khỏe mạnh nhưng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chẳng hạn như những người bị cholesterol cao (dự phòng ban đầu) và làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ ở bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh động mạch vành (thường được gọi là phòng ngừa thứ phát)...

Nhiều người nghĩ rằng mức cholesterol thấp thì không có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngược lại cholesterol cao thì sẽ dễ mắc bệnh tim mạch tuy nhiên đây là quan điểm sai. Cholesterol bao gồm 2 loại là HDL – cholesterol tốt và LDL – cholesterol xấu. Nếu nồng độ HDL cao sẽ có lợi cho việc phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ, ngược lại khi nồng độ LDL cao hơn mức bình thường lại làm tăng nguy cơ đau tim.

Trên thực tế, để xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xác định xem mình có cần dùng thuốc hay không, bạn nên đến gặp bác sỹ tim mạch để được thăm khám và đánh giá. Bác sỹ sẽ cho bạn thực hiện một bảng đánh giá là QRISK2 (đây là một bảng hỏi bao gồm tất cả các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như độ tuổi, giới tính, chỉ số cân nặng, chủng tộc, yếu tố di truyền, nồng độ cholesterol, huyết áp, tiền sử đái tháo đường, các bệnh về thận, nhịp tim...) và đưa ra điểm số về nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ trong 10 năm tới.

Theo NHS (là tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Anh), nếu bạn có hơn 10% nguy cơ mắc bệnh tim thì bạn sẽ được khuyên dùng statin dù bạn có lượng cholesterol ổn định. Bạn cũng nên thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thay đổi lối sống có thể giúp điểm số QRISK2 thấp hơn và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ trong tương lai.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Nặng ngực, khó thở khi uống rượu vang, đâu là nguyên nhân? - Ảnh 4TS.BS Martin Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏedinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.

Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS  Martin Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh. Đây là tờ báo có hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Gia Hân H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị