Bệnh vẩy nến "hoành hành" trên các bộ phận cơ thể như thế nào?

Bệnh vẩy nến gây ra tình trạng da ngứa và đóng vẩy.

Bệnh vẩy nến – Vì đâu nên nỗi?

Bị rối loạn cương dương chỉ vì bệnh vẩy nến

Những thực phẩm nên tránh khi bị vẩy nến

Mắc bệnh vẩy nến dễ bị loãng xương

TS.BS Anthony Komaroff, Đại học Y Harvard (Mỹ) trả lời:

Bệnh vẩy nến được đặt tên từ tiếng Hy Lạp cổ đại, nó có nghĩa là một tình trạng ngứa và có vảy, được phân loại như một bệnh ngoài da. Nhưng sự thật, bệnh vẩy nến là kết quả hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, nó có thể gây ra nhiều vấn đề trên khắp các bộ phận của cơ thể.

Ở bệnh vảy nến, các tế bào bạch huyết của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, chúng sản sinh ra lượng dư thừa hóa chất gây viêm. Điều này dẫn đến sự phát triển nhanh, bất thường của các tế bào lớp ngoài cùng của da gây ra những mảng vảy, đốm đỏ phủ dày trên khuỷu tay, đầu gối.

Bệnh vẩy nến nhẹ có thể chỉ tác động trên da, nhưng nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác

Nhưng những ảnh hưởng của bệnh vẩy nến không chỉ giới hạn trên da. Bệnh có thể gây viêm khắp cơ thể. Điều này là lý do mà những người bị vẩy nến có khả năng cao mắc các bệnh khác như: Đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, thậm chí một số loại ung thư.

Gần 1/3 số người có bệnh vẩy nến phát triển thêm bệnh viêm khớp, gây đau cứng khớp. Một số người bị vẩy nến khác gặp phải các vấn đề về mắt như viêm kết mạc, viêm mí mắt, tổn thương giác mạc.

Khi bệnh vẩy nến mới chỉ gây ảnh hưởng đến da, nó có thể được điều trị bằng các thuốc chỉ áp dụng cho da. Trường hợp rất nhẹ của bệnh vẩy nến có thể được điều trị bằng các chất dưỡng ẩm và ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, đa phần mọi người đều cần các biện pháp điều trị khác hỗ trợ như: Thuốc mỡ, gel hoặc thuốc nước. Nhưng phổ biến nhất là các thuốc corticosteroid. Chúng nhanh chóng làm giảm viêm, kiểm soát ngứa. Sử dụng lâu dài các thuốc steroid mạnh có thể làm tổn thương da và làm da mỏng đi. Phương pháp điều trị bằng đèn chiếu cũng được sử dụng giúp làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da.

Điều trị hệ thống khi bệnh vẩy nến đã gây ra những vấn đề trên các bộ phận khác ngoài da. Các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp trị liệu chống lại chứng viêm trên nhiều bộ phận của cơ thể. Những thuốc có thể được sử dụng gồm: Methotrexate, retinoids và cyclosporin.

Nghiên cứu trong những năm gần đây đã tạo ra các tác nhân sinh học có thể trung hòa trực tiếp một số hóa chất gây viêm trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của chúng ở bệnh nhân bị vẩy nến nặng. Mặc dù, biện pháp này có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, lợi ích sẽ đem lại nhiều hơn những rủi ro có thể gặp phải.

Tốt nhất bạn nên có một lối sống lành mạnh, tránh thuốc lá, ăn uống điều độ, tập thể dục và sử dụng sản phẩm hỗ trợ để giúp chống lại chứng viêm, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh vẩy nến.

Chúc bạn sức khỏe!

Bị vẩy nến, đừng quên kem thảo dược Explaq
Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp.
Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, góp phần làm sạch vẩy nến mà không phải lo ngại bị kích ứng da, trong đó điển hình là kem thảo dược thiên nhiên Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.
Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.
GPQC: 069/14/QCMP-HN
*Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị