Những nguy cơ sức khoẻ từ bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ

Tăng huyết áp và bệnh vẩy nến

Bác sỹ da liễu Davis tại Đại học California (Mỹ) phát hiện ra rằng, những người bị bệnh vẩy nến sẽ gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát huyết áp và mức huyết áp của những bệnh nhân này thường cao hơn so với những người không có bệnh mạn tính. Tăng huyết áp là một nguy cơ sức khỏe rất đáng ngại bởi vì nó làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý giúp ổn định huyết áp.

Đau tim và bệnh vẩy nến

Những người bị bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao và có thể chết vì bệnh tim và đột quỵ não chứ không phải vì bệnh vẩy nến.

Do đó, khi bị vẩy nến, bạn hãy bỏ thuốc lá, tập thể dục, có chế độ ăn uống lành mạnh cho tim và giảm căng thẳng tinh thần. Đồng thời, phải hạn chế tối đa những nguy cơ khiến cho bệnh vẩy nến phát triển.

Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến gây ra đau, tê cứng, sưng ở trong và xung quanh các khớp cũng như dây chằng. Có khoảng 10 - 30% người bị vẩy nến bị viêm khớp vẩy nến. Triệu chứng của bệnh là đau ở lưng, bàn chân và mắt cá chân, sưng ngón tay và móng tay có sự biến đổi khác lạ. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến, hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức.

Bệnh đái tháo đường và bệnh vẩy nến

63% phụ nữ bị vẩy nến có thể bị đái tháo đường. Để phòng ngừa, bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống phù hợp, không hút thuốc, duy trì trọng lượng khoẻ mạnh, tập thể dục thường xuyên.

Trầm cảm và bệnh vẩy nến

Những người bị bệnh vẩy nến thường dễ mắc chứng trầm cảm, lo âu, thậm chí có nhiều người có ý nghĩ tiêu cực là tự tử vì mất tự tin vào vẻ bề ngoài. Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi và đó là lý do khiến nhiều người mất niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, với những tiến bộ y dược học, bệnh vẩy nến có nhiều phương pháp để kiểm soát làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bệnh tái phát.

Nếu bạn đang bị bệnh vẩy nến, hãy tìm một công việc nào đó bạn thực sự yêu thích và tự tin lên. Tâm trạng thoải mái là cách bạn chữa bệnh khá hiệu quả.

Bạn cũng nên tuân thủ các liệu trình điều trị từ bác sỹ và sử dụng thực phẩm chức năng đường uống, kết hợp kem bôi nguồn gốc thiên nhiên thường xuyên để ngăn chặn các triệu chứng có thể trở nặng. Để bệnh vẩy nến không “quấy rối” sức khoẻ, bạn nên phòng ngừa bệnh ngay từ đầu bằng cách sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như nhàu, thổ phục linh, bạch thược, hoàng bá… giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến… Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch. Còn nếu đang trong quá trình điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc điều trị với các sản phẩm TPCN và kem bôi nguồn gốc thiên nhiên với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy da và tế bào da chết, dưỡng da và duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.

Đông Nhân H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu