Những bệnh truyền nhiễm trẻ dễ mắc đầu mùa Xuân

Đầu năm là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bệnh Lupus có phải là bệnh truyền nhiễm không?

7 cách phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

Học sinh nghỉ học hàng loạt, nghi mắc bệnh truyền nhiễm

Chuột - "Sát thủ " gây nhiều bệnh truyền nhiễm

Cúm

Đây là bệnh trẻ hay gặp vào mùa Xuân, đặc biệt khi thời tiết ẩm. Cúm là bệnh lây theo đường hô hấp với tốc độ lây lan rất nhanh do vậy rất dễ bùng phát thành dịch. Trong lịch sử phát triển của con người, cúm cùng với dịch hạch là hai bệnh đã để lại những thảm họa cho nhân loại với những vụ dịch làm chết hàng triệu đến hàng chục triệu người.

Để phòng chống cúm, bên cạnh các biện pháp về vệ sinh cá nhân và môi trường, cách ly nguồn nhiễm, khống chế dịch cúm trong các đàn gia cầm... thì biện pháp có hiệu quả cao và kinh tế nhất là sử dụng vaccine.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc cảm cúm

Sởi, rubella

Sởi, rubella  là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất thường gặp vào mùa Đông Xuân. Để phòng bệnh sởi, rubella, người dân cần lưu ý đưa trẻ 9 tháng tuổi đi tiêm mũi vaccine sởi mũi 1 và trẻ 18 tháng tuổi tiêm vaccine sởi - rubella. Ngoài ra cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ; Bệnh rất dễ lây vì thế không trẻ đến gần các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh…

Thủy đậu

Bệnh hay gặp trong tháng đầu năm, có số mắc tương đối cao và dễ lây thành dịch. Biểu hiện của bệnh gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, các nốt ban đỏ ở vùng da đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Bệnh đã có vaccine và được tiêm theo hình thức dịch vụ khi trẻ được một tuổi.

Dịp cuối Đông đầu Xuân là thời điểm bệnh thủy đậu hoành hành

Quai bị

Quai bị là bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa Đông Xuân. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em trong lứa tuổi đi học và tuổi vị thành niên. Nhưng ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi, độ tuổi từ 10-19 mắc nhiều nhất. Quai bị gây miễn dịch bền vững nên ít khi bị quai bị lần 2. Biểu hiện bệnh gồm sốt, đau đầu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt mang tai, biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn gây vô sinh. Cách đơn giản nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm phòng vaccine.

Trẻ dễ bị quai bị vào mùa Đông Xuân

Tay chân miệng

Đa phần bệnh có biểu hiện nhẹ, trẻ có thể cách ly, điều trị tại nhà; Tuy nhiên một số trường hợp mắc bệnh do virus EV71 bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, biến chứng nguy hiểm - viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… Để phòng bệnh, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, chế biến thức ăn… Trẻ bị bệnh cần được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh.

Thời tiết nồm ẩm mùa Đông Xuân là tác nhân khiến bệnh tay chân miệng bùng phát

Viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hai nhóm tuổi thường dễ bị nhiễm não mô cầu là nhóm trẻ em từ 6 tháng - 3 tuổi và nhóm thanh thiếu niên từ 14 - 20 tuổi. Vi khuẩn thường dễ lây lan và gây bệnh cho con người khi gặp những yếu tố  như khí hậu lạnh, khô làm cho vi khuẩn tăng sinh nhanh, gây bệnh cho con người. Ở nước ta, bệnh thường xảy ra vào cuối mùa Đông, đầu mùa Xuân.

Để phòng viêm não mô cầu mọi người cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân như nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng, rửa tay sạch sẽ, mang khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng, che miệng khi ho, hắt hơi... Ngoài ra, tiêm chủng bằng vaccine là một trong những phương pháp hiệu quả và chủ động để ngăn ngừa viêm não mô cầu.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm