"Bầu bí" còn mắc sỏi mật, phải làm sao?

Có khoảng 5 - 8% phụ nữ bị sỏi mật hoặc sỏi bùn mật trong thai kỳ

Viêm tụy cấp: Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Phân biệt các loại sỏi mật

Chế độ ăn phòng ngừa sỏi mật

Những điều cần biết về bệnh sỏi mật

Theo thống kê, có khoảng 1/1.600 phải phẫu thuật cắt túi mật để chữa sỏi mật trong khi mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn nam giới, có thể là do sự tác động của nội tiết tố nữ estrogen. Bệnh sỏi mật cũng phổ biến hơn ở những người không mang thai nhưng bị béo phì và những người tăng/giảm cân quá nhanh chóng.

Các triệu chứng của bệnh sỏi mật

Có tới 80% trường hợp sỏi mật không gây ra triệu chứng và người bệnh thường chung sống hòa bình với các viên sỏi. Tuy nhiên, bệnh sỏi mật trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các triệu chứng sau:

- Buồn nôn

- Nôn

- Đau nhói đột ngột ở vùng thượng vị, vị trí đau có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ.

- Có thể sốt

Không phải tất cả phụ nữ bị sỏi mật trong thời kỳ mang thai đều sẽ gặp các triệu chứng nêu trên. Để xác định xem mình có bị sỏi mật hay không, bà bầu có thể phải tiến hành một vài xét nghiệm, chẩn đoán như xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X quang… Xét nghiệm máu có thể không chính xác trong giai đoạn này bởi khi mang thai, máu của bà bầu thường có đôi chút thay đổi.

Tùy theo triệu chứng sỏi mật của bà bầu, bác sỹ sẽ quyết định xem có nên mổ cắt túi mật hay không. Bác sỹ có thể kê thuốc giảm đau. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị sỏi mật cũng cần thay đổi chế độ ăn để phòng ngừa sỏi mật phát triển, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên xào là điều tối kị khi mắc sỏi mật.

Bà bầu bị sỏi mật có nên phẫu thuật cắt túi mật?

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị sỏi mật tương đối nhanh chóng làm giảm triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, việc cắt bỏ túi mật có thể gây hại cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Siêu âm giúp phát hiện sỏi mật trong thời kỳ mang thai

Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu)

Trừ trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, sản phụ sẽ không được chỉ định phẫu thuật trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi nó làm tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật bẩm sinh khi thai nhi phơi nhiễm với các loại thuốc được sử dụng trong phẫu thuật. Phẫu thuật thường được trì hoãn cho tới tam cá nguyệt thứ hai hoặc sau khi sinh.

Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng tiếp theo)

Phẫu thuật cắt túi mật được coi là an toàn nhất khi thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ. Đây cũng là thời điểm tốt nhất cho cuộc phẫu thuật nội soi ổ bụng. Mổ phanh (mổ mở) cũng có thể được thực hiện để chữa sỏi mật nhưng thường gây ra vết thương lớn hơn và bà bầu cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, thường không được khuyến khích.

Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối)

Kích thước tử cung ngày càng tăng khiến việc phẫu thuật nội soi trở nên khó khăn hơn và phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Phụ nữ thường được khuyến cáo nên chờ đến thời kỳ hậu sản rồi mới tiến hành cắt bỏ túi mật.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa