Chế độ dinh dưỡng “vàng” cho người bệnh sỏi mật

Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả và các thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho người bệnh sỏi mật

Có nên mổ sỏi mật không?

Bị sỏi mật dùng thực phẩm chức năng gì?

Dinh dưỡng hay đánh bay sỏi mật

Thải sỏi mật bằng... rượu, bạn đã thử chưa?

Cho tới nay, chưa có chế độ ăn uống đặc biệt nào có thể điều trị các triệu chứng của bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, người bệnh thường được khuyến khích tuân thủ chế độ ăn lành mạnh để làm giảm sự khó chịu do sỏi mật gây ra.

Chế độ ăn có lợi cho người bệnh sỏi mật

Để tránh sỏi mới hình thành và phát triển, khi lên thực đơn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

- Nhiều rau, củ, quả: Cố gắng ăn mỗi bữa 1/2 rau củ, 1/2 còn lại là chất đạm động vật và bột đường.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột/carbohydrate như: Bánh mì, gạo, ngũ cốc, mì ống, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua, bánh sữa…): Dùng 2 – 3 phần/ngày, ưu tiên sữa ít béo.

- Hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol như trứng muối, cá, trứng gà, thay vào đó nên ăn nhiều đậu và các sản phẩm từ đậu (đậu phụ, sữa đậu nành…).

- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và đường. Chất béo bão hòa có nhiều trong các sản phẩm từ động vật như bơ, bơ sữa trâu lỏng, pho mát, thịt, bánh ngọt, bánh quy… Thay vào đó, nên ăn chất béo chưa bão hòa có trong dầu thực vật (dầu hoa hướng dương, dầu hạt cải), quả bơ và các loại hạt.

- Bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể bằng các loại trái cây, rau, yến mạch hoặc các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn bánh mì, mì ống…

- Bổ sung nhiều chất lỏng (ít nhất 2l/ngày), tốt nhất là nước lọc, trà thảo dược và sinh tố rau, củ.

Hạn chế tối đa lượng chất béo tiêu thụ trong một bữa ăn, bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong một ngày. Bên cạnh đó, nên ghi lại các thực phẩm có thể khiến cơn đau do sỏi mật “đổ bộ”.

Người bệnh sỏi mật cần bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lit chất lỏng mỗi ngày

Mẹo nấu nướng để giảm tối đa chất béo trong bữa ăn

Cách tốt nhất là tự mình chuẩn bị nguyên liệu và “xắn tay” nấu nướng vì bạn không thể kiểm soát được lượng chất béo có trong các thực phẩm đóng hộp hay đồ ăn sẵn bán ngoài cửa hàng. Áp dụng các mẹo dưới đây khi nấu nướng:

- Thay thế thịt bằng rau, củ nhiều nhất có thể.

- Đong dầu khi nấu, lượng tốt nhất là 1 thìa cà phê dầu cho một người ăn.

- Chỉ ăn thực phẩm chứa chất béo khi thực sự cần thiết.

- Nếu xào nấu mà thức ăn bị khô, dính vào chảo, hãy thêm nước thay vì thêm dầu ăn.

- Bỏ tất cả các phần chất béo có thể nhìn thấy được trong nguyên liệu chế biến như da, mỡ hoặc chỉ mua thịt nạc.

- Hạn chế các món chiên, xào.

Tuy nhiên, nếu ngại nấu nướng, bạn chỉ nên mua các sản phẩm chứa tối đa 17,5% chất béo. 

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng