Phân biệt bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn phân biệt như thế nào?

6 dấu hiệu thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được khám miễn phí!

Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị bằng thuốc gì?

GS.TS.BS Dennis E. Doherty - chuyên gia bệnh hô hấp, Đại học Kentucky Lexington (Mỹ):

Chào bạn,

Cả bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (được gọi là COPD) đều liên quan đến tình trạng tắc nghẽn ở đường hô hấp (suy giảm thông khí mạn tính). Tuy nhiên, nếu bị bệnh hen suyễn, các đường dẫn khí sẽ mở ra hoàn toàn sau khi uống thuốc còn nếu bị COPD, đường dẫn khí chỉ mở ra một phẩn. Một điểm khác biệt nữa là bệnh hen suyễn thường được chẩn đoán khi còn nhỏ, trong khi COPD thường xuất hiện ở tuổi trung niên và đa phần là những người nghiện thuốc (hút ít nhất 1 gói thuốc/ngày trong 10 - 20 năm).

Mặc dù cả hai đều là bệnh mạn tính (người bệnh phải chung sống suốt đời) nhưng người bị COPD khiến người bệnh phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu nếu không duy trì điều trị. Mặt khác, những người bị hen suyễn thường không biểu hiện triệu chứng hàng ngày, không phải điều trị liên tục.

Một người có thể mắc cả hai bệnh này cùng lúc. Người lớn bị hen suyễn (từ khi còn nhỏ) có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc, bụi ngoài môi trường và các tác nhân gây bệnh khác. Một số nghiên cứu cho rằng bệnh hen có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD.

Hen suyễn và COPD còn có những điểm khác biệt sau:

- Cơn suyễn đến và đi: Người bệnh thường cảm thấy khó thở, thở khò khè và tức ngực. Một số người bệnh bị ho dai dẳng, ho khan vào ban đêm và buổi sáng sớm. Cơn hen cấp thường được "kích hoạt" bởi các tác nhân dị ứng (bụi, lông mèo, phấn hoa...), không khí lạnh hoặc ẩm ướt, nước hoa hoặc khi tập thể dục. Các triệu chứng của COPD thường không thay đổi, mặc dù chúng có thể được cải thiện đáng kể bằng thuốc.

- Cơn ho của COPD: Thường kèm theo đờm, lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc và khó khạc. Cơn ho có thể đi khèm với thở khò khè. Thêm vào đó, người bệnh COPD giai đoạn nặng thường khó thở ngay cả khi hoạt động bình thường. Người bệnh hen suyễn lại thường ho khan và gần như lúc nào cũng đi kèm thở khò khè.

- COPD kịch phát: Đây là tình trạng bệnh nặng với các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. COPD kịch phát thường là hậu quả của nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân khác. Cơn kịch phát COPD khó phòng ngừa. Trong khi đó, cơn kịch phát hen suyễn thường là do các chất gây dị ứng hoặc tập thể dục gây nên, người bệnh có thể tránh được.

Nếu bác sỹ đã chẩn đoán bạn mắc COPD, hãy tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định để phòng ngừa các cơn kịch phát.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Tuệ Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị