Làm sao để tránh bệnh nhiệt miệng tái phát?

Trẻ bị nhiệt miệng thường quấy khóc và không chịu ăn uống

Nhiệt miệng lâu ngày - trẻ dễ bị suy dinh dưỡng

4 phương pháp đánh bay nhiệt miệng cho bà bầu

Áp dụng 10 cách này ngay khi bị nhiệt miệng!

Trị loét miệng bằng tinh dầu và kem chống nắng

BS Nguyễn Đình Huấn - Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết:

Chào bạn!

Nhiệt miệng (loét miệng) là bệnh phổ biến, không nguy hiểm và có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát. Nguyên nhân gây bệnh Nhiệt miệng ở trẻ là chức năng miễn dịch còn yếu, do dị ứng thuốc, do cọ sát tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), do vi khuẩn…

Để phòng bệnh nhiệt miệng cho trẻ bạn cần chú ý những điểm sau: 

- Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên cho bé ăn những thức ăn có tính mát, có tác dụng giải nhiệt như rau xanh lá, dưa chuột, cam, cà rốt, lê…

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc. Tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm hàng ngày là rất tốt. Nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt. Súc miệng bằng nước muối ấm giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.

- Khi bé bị nhiệt miệng, bạn có thể cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng. Nếu bé bị dị ứng với mật ong thì cha mẹ không nên áp dụng phương pháp này.

- Hệ miễn dịch của bé còn non yếu, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… khiến thể trạng bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiệt miệng. Vì vậy để phòng bệnh nhiệt miệng tái phát bạn có thể cho bé sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ từ đó phòng tránh và giảm nhiệt miệng tái phát.

Khi bị nhiệt miệng, trẻ thường lười ăn do vậy cha mẹ nên quan tâm đến khâu chế biến các món ăn cho bé. Nên cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng, tránh thức ăn cay, mặn hoặc có tính acid vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng. Nếu đã áp dụng các cách trên mà tình trạng nhiệt miệng ở bé vẫn tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi, có kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chán ăn hoặc có những dấu hiệu bất thường như môi khô, chảy máu hoặc sốt... thì nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng và có cách điều trị kịp thời. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị