Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì để ngừa biến chứng bàn chân?

Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường đang ngày một tăng cao

10 loại đồ uống tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường bỏng chân vì dùng đèn sưởi đá muối Himalaya

Đái tháo đường 10 năm, uống thuốc Tây nhưng đường huyết không ổn định phải làm sao?

Bị đái tháo đường kèm tăng huyết áp, có biểu hiện tê bì chân tay, điều trị thế nào?

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân. Chọn một nơi có đủ điều kiện ánh sáng để quan sát bàn chân và các kẽ chân xem có vết xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không. Nếu bệnh nhân không tự cúi xuống kiểm tra được thì có thể dùng gương để quan sát hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp.

Rửa chân hàng ngày

Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng). Rử̉a bằng nước ấm và xà bông trung tính, không ngâm chân quá 5 phút. Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân. Nếu da chân bị khô sử dụng kem làm ẩm da (lưu ý bệnh nhân không được bôi kem vào kẽ ngón chân).

Phòng tránh các vết bỏng

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu bàn tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá cũng không lạnh quá. Khoảng 37ºC là tốt nhất. Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng; Không dùng nước nóng để xông hơi bàn chân hoặc ngâm chân; Không đốt lá ngải hơ chân; Tắt chăn điện… vì dễ gây bỏng. Thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.

Chăm sóc móng chân

Không để móng chân mọc quá dài, thường xuyên cắt móng chân. Nếu thị lực kém nên nhờ người thân trong gia đình cắt móng chân. Nên cắt móng chân ngay sau khi tắm, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt. Khi cắt móng chân nên theo đường ngang, tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp. Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng.

Mang giầy tất, phù hợp với chân

Bệnh nhân đái tháo đường gặp phải biến chứng bàn chân nguy hiểm (Ảnh: Bv Nội tiết Trung ương)

Người bệnh nên chọn tất bằng len hoặc cotton, tất có độn bông, mũi tất không chật, đường may nổi không thô, ráp. Tất cao đến đầu gói không được khuyên dùng. Chọn giày rộng và sâu ở phần mũi, có đế cao su dày, gót không cao, đệm gót chắc chắn, buộc dây hoặc băng dán, lót trong nhẵn. Nên mua giày vào buổi chiều, khi thử giày, người bệnh phải đo cả 2 chân, đứng để thử giày. Không bao giờ đi giày mới cả ngày, không bao giờ được đi chân trần.

Giữ cho mạch máu lưu thông

Đặt chân lên ghế theo tư thế nằm ngang khi ngồi xuống, không bắt chéo chân trong thời gian dài, không đi những đôi tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân. Cử động ngón chân trong 5 giây từ 2 - 3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: Đi bộ, đạp xe,…

Có lối sống lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh... để ổn định đường huyết, kiểm soát đái tháo đường tốt hơn.

Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ tốt chế độ ăn, tập luyện hợp lý, thực hiện thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sỹ, biết cách theo dõi đường huyết, không hút thốc lá, uống rượu bia …để quản lý tốt bệnh đái tháo đường, qua đó phòng ngừa các biên chứng có thể xảy ra.

Nên đến gặp bác sỹ

Người bệnh nên đến gặp bác sỹ khi có vết loét mà không bắt đầu lành trong vòng 2 tuần, đặc biệt là khi có móng chân quặp rất dày hoặc có xu hướng tách đôi khi cắt, có các cục chai chân, các vết xước hoặc các vấn đề khác mà không giải quyết được.

Trần Lưu H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết