3 dấu hiệu chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Loãng xương có thể gây viêm khớp nếu chẩn đoán và điều trị muộn.

Đậu nành giúp giảm nguy cơ loãng xương sau mãn kinh

5 phương pháp tự nhiên giúp phòng ngừa chứng loãng xương

6 dưỡng chất giúp ngừa loãng xương hiệu quả

Cơ hội khám và tư vấn miễn phí bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương nguy hiểm như thế nào?

Bệnh loãng xương thường bắt đầu với các cơn đau nhẹ và thường không được chú ý cho đến khi người bệnh bắt đầu gãy xương thường xuyên.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh loãng xương và bệnh viêm khớp. Họ thường chờ đến khi các triệu chứng như đau và sưng khớp xuất hiện mới tới gặp bác sỹ. Tuy nhiên trên thực tế, các triệu chứng của bệnh loãng xương thường xuất hiện từ rất sớm với những cơn đau âm ỉ ở các cơ bắp và xương, thường ảnh hưởng đến vùng lưng dưới hoặc cổ. Ngoài ra, nhiều người có thể trải qua các cơn đau đột ngột ở giai đoạn sau của bệnh, khi các xương đã bị suy yếu do loãng xương.

Những người có tuổi nên bổ sung calci từ sữa để phòng ngừa loãng xương.

Những người trong độ tuổi từ 50 trở lên, những người bị thiếu calci,… được coi là những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh loãng xương, khung cơ thể nhỏ, những người hay uống rượu bia, hút thuốc lá và phụ nữ sau mãn kinh cũng dễ mắc bệnh loãng xương.

Các dấu hiệu nhận biết chứng loãng xương

Đau lưng: Các cơn đau lưng gây ra do bệnh loãng xương thường rất đau đớn. Điều này là do các đốt xương sống bị gãy, sụp. Các mảnh xương vỡ đâm vào các dây thần kinh lan rộng ra từ tủy sống, gây ra các cơn đau.

Các cơn đau lưng có thể chỉ là các cơn đau âm ỉ cho tới các cơn đau không thể chịu đựng nổi kéo dài tới 1 tuần mới thuyên giảm. Các cơn đau thường có xu hướng trầm trọng hơn sau khi thực hiện các hoạt động thể chất do vùng xương bị tổn thương phải chịu nhiều áp lực trong khi vận động.

Gãy xương: Đây là một trong những dấu hiệu chung nhất cho thấy xương bị tổn thương do loãng xương. Thông thường, một người chỉ nhận ra mình bị loãng xương sau khi bị gãy xương đốt sống, xương hông, cánh tay,… khi phần lớn khối lượng xương cơ thể cần đã bị mất đi.

Gãy xương có thể xảy ra thường xuyên nếu bạn gặp chấn thương khi nâng các vật nặng, ngã khi đang đứng, cúi gập người,…

Gù lưng: Trong một số trường hợp, gãy xương vùng cột sống do loãng xương dẫn đến lưng bị gù, gây mất chiều cao. Tình trạng này có thể gây đau lưng hoặc đau ở cổ, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Tốt hơn hết bạn nên chỉnh đúng tư thế khi ngồi, khi đi từ khi còn nhỏ để tránh các biến chứng có thể xảy ra trong tương lai. 

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp