Đái tháo đường và cảm cúm: Sự kết hợp nguy hiểm với người bệnh

Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận nguy cơ mắc cảm cúm

Điều gì xảy ra, nếu người đái tháo đường bị cắt cụt chân?

Ngày Đái tháo đường Thế giới: 10 sự thật có thể bạn chưa biết

Kỷ lục: 160 ca cắt cụt chi/tuần do đái tháo đường tại Anh

Infographic: Tại sao người bệnh đái tháo đường nên ăn lựu?

Cảm cúm có thể làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Nguy cơ này sẽ càng tăng cao khi bạn bị cảm cúm, do tình trạng này gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.

Cảm cúm có thể khiến lượng đường huyết thay đổi thất thường, làm tăng cao nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Khi bị cảm cúm, bạn cũng không muốn ăn uống đúng cách. Điều này càng khiến bạn khó kiểm soát, ổn định đường huyết.

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng trên tim, mắt, thần kinh...

Hơn nữa, mắc đái tháo đường có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến bạn càng dễ mắc các biến chứng nguy hiểm như nhiễm toan ceton do đái tháo đường (tình trạng cơ thể không thể tiêu thụ đường trong thực phẩm vì không có, hoặc không sản sinh đủ insulin), tăng áp lực thẩm thấu… khi bị Cảm cúm.

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa cảm cúm tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Bạn sẽ dễ mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm trong mùa Đông do hệ miễn dịch bị suy yếu. Chính vì vậy, các bác sỹ khuyến cáo, tất cả mọi người (kể cả trẻ em trên 6 tháng tuổi) đều nên tiêm phòng vaccine cảm cúm. Người bệnh đái tháo đường, các bác sỹ, y tá và những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh cũng nên được tiêm chủng để làm giảm nguy cơ lây cúm cho người bệnh.

Vaccine cúm rất an toàn với người bệnh đái tháo dường

Một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm là viêm phổi, và người bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc phế cầu khuẩn gây viêm phổi. Do đó, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ về việc tiêm vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn khi mắc đái tháo đường. Ngoài việc tiêm vaccine phòng ngừa, bạn cũng cần có chế độ ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn… để cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm và kiểm soát đái tháo đường tốt hơn.

Người bệnh đái tháo đường bị cảm cúm, phải làm sao?

Người bệnh đái tháo đường bị cảm cúm nên tham khảo ý kiến bác sỹ về các loại thuốc kháng virus để giảm bớt các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Để có kết quả tốt nhất, thuốc kháng virus nên được sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng cúm.

Đừng tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau… vì chúng không làm giảm bớt các triệu trứng cúm, đồng thời có thể gây hại nhiều cho người bệnh.

Khi bị cảm cúm, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết mỗi 2 - 4 giờ. Thông báo với bác sỹ nếu lượng đường huyết tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp.

Nếu bạn mắc đái tháo đường type 1 và có lượng đường huyết hơn 250 mg/dl, hãy kiểm tra lượng ceton trong nước tiểu để phòng ngừa tình trạng nhiễm toan ceton.

Nhiều người bệnh đái tháo đường thường không muốn uống thuốc khi bị cảm cúm. Họ cho rằng uống thuốc có thể khiến đường huyết hạ thấp rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu các hormone căng thẳng ở mức cao, bạn thậm chí cần uống nhiều thuốc hơn để giữ đường huyết ở mức ổn định, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Tốt hơn hết, hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ để kiểm soát bệnh.

Vi Bùi H+ (Theo Huffingtonpost)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết tự nhiên, phòng ngừa biến chứng trên da, mắt, thận, thần kinh, tim mạch do đái tháo đường.

Ngày Đái tháo đường Thế giới: 10 sự thật có thể bạn chưa biết - Ảnh 2

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết