Mách mẹ hiểu những điều bé muốn "nói" qua ngôn ngữ cơ thể

Trẻ sơ sinh muốn mẹ hiểu ngôn ngữ cơ thể để đáp ứng nhu cầu của trẻ

Phát "tín hiệu tình yêu" bằng ngôn ngữ cơ thể

Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giao tiếp

Giao tiếp với trẻ tự kỷ bằng kết nối phi ngôn ngữ

Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 - 2 tuổi

1. Đá chân

Có nghĩa là: Bé đang thấy vui mừng và hạnh phúc. Đá chân là cách bé thể hiện sự hài lòng và thích thú. Hầu hết các em bé đều đá chân khi nằm trong bồn tắm hoặc khi bạn đang chơi với bé. 

Làm thế nào để đáp ứng trẻ: Bạn ôm bé trong lòng và hát một bài hát. Chân bé sẽ đá theo nhịp điệu của bài hát chứng tỏ bé đang thấy hài lòng, vui sướng. 

2. Ưỡn lưng

Có nghĩa là: Bé ưỡn lưng cho thấy bé đang phản ứng với sự đau đớn hoặc lo lắng. Hầu hết, trẻ sơ sinh ưỡn cong lưng khi bị ợ nóng. 

Làm thế nào để đáp ứng trẻ: Nếu bé ưỡn lưng giữa bữa ăn, có thể là một dấu hiệu của chứng trào ngược. Tránh stress khi cho con bú, nếu bé bú hoặc khóc, hãy làm cho bé thoải mái. 

3. Đập đầu

Có nghĩa là: Bé đập đầu vào sàn nhà hoặc vào thanh giường có thể bé bị khó chịu hoặc đau đớn. Đập đầu nhẹ nhàng giúp bé thấy dễ chịu hơn. 

Làm thế nào để đáp ứng trẻ: Nếu bé đập đầu thường xuyên, nên đưa bé đi khám để bác sỹ kiểm tra. 

Trẻ đập đầu vào thành cũi có thể bé đang thấy khó chịu

4. Dứt tai

Có nghĩa là: Bé nắm lấy tai là cách bé thể hiện niềm vui khi khám phá ra đôi tai của bé. Ngoài ra, bé có thể kéo tai khi đang mọc răng. Nếu bé khóc và ôm lấy tai, có thể bé bị nhiễm trùng tai

Làm thế nào để đáp ứng trẻ: Giúp bé cảm thấy thoải mái khi đang mọc răng. Cho bé đi khám nếu bé bị nhiễm trùng tai.

5. Nắm đấm

Có nghĩa là: Nắm tay thành nắm đấm là cử động thường xuyên của các bé. Nhưng, nắm tay thành nắm đấm cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bé bị đói hoặc căng thẳng. Khi đói, bé sẽ trở nên căng thẳng và nắm chặt tay lại.

Làm thế nào để đáp ứng bé: Cho bé bú nếu bé đói. Nếu trẻ sơ sinh có thói quen nắm chặt tay thành nắm đấm liên tục khi đã 3 tháng, bạn nên cho bé đi khám.

Để hiểu ngôn ngữ cơ thể của trẻ, mẹ nên chơi cùng con, để ý từng cử chỉ của con

6. Co đầu gối

Có nghĩa là: Trẻ co đầu gối là dấu hiệu cho thấy trẻ khó chịu trong bụng, có vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón. 

Làm thế nào để đáp ứng trẻ: Nếu bé bị đầy hơi, bạn có thể giúp bé ợ hơi. Nếu bạn đang cho con bú, hãy tránh ăn các loại thực phẩm gây đầy hơi. Nếu bé bị táo bón, cho bé uống thêm nước hoặc một ít nước mận và cho bé đi khám.

7. Huơ tay lên cao

Có nghĩa là: Đây là phản ứng của bé đối với môi trường và là dấu hiệu cho thấy bé đang cảnh giác. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ huơ tay khi nghe thấy tiếng ồn đột ngột hoặc nhìn thấy ánh sáng chói. Bé cũng có thể huơ tay khi đặt bé lên sàn nhà hoặc nếu bé cảm thấy mất chỗ hỗ trợ đột ngột. 

Làm thế nào để đáp ứng trẻ: Huơ tay là phản xạ tự nhiên của trẻ, phản xạ này sẽ biến mất sau 4 tháng. Dùng khăn quấn bé khi bé đi ngủ. Quấn sẽ giúp bé cảm thấy như được ôm ấp và ngăn không cho bé huơ tay. 

An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ