4 bệnh phát ban mà trẻ mang từ trường về nhà

Bé đi nhà trẻ bị bệnh phát ban chốc lở, mẹ phải làm sao?

5 lý do có thể khiến cơ thể bị phát ban

Cảnh báo căn bệnh nguy hiểm thường nhầm với sốt phát ban ở trẻ

Sự khác biệt của bệnh nổi mề đay và phát ban nhiệt

Bị phát ban cần lưu ý những gì?

1. Bệnh tay chân miệng

Tác nhân gây bệnh: Entervirus (E71) và Coxsackie virus A1.

Bệnh do virus đường ruột gây ra, lây theo đường tiêu hóa và do tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng, phân của người nhiễm virus (người bệnh và người lành mang virus nhưng chưa phát bệnh). Bệnh thường gặp ở trẻ em với đặc trưng như: Sốt, đau họng, nổi ban có bọng nước. Trẻ nhỏ thường đau khóc, biếng ăn. Sau đó xuất hiện những vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân…

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do E71 gây ra.

Lưu ý: Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ. Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, hãy cho trẻ uống nhiều nước, ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt. Nếu cần thiết, có thể cho trẻ uống acetaminophen để hạ sốt hoặc giảm đau (theo chỉ định của bác sỹ). Bệnh này có thể lây lan qua dịch tiết từ miệng, vì vậy tránh dùng chung bát đũa và cốc uống nước với trẻ bị bệnh.

2. Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)

Tác nhân gây bệnh: Parvovirus B19.

Bệnh thứ năm là một bệnh truyền nhiễm dạng nhẹ, gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 -14 tuổi. Parvovirus B19 gây ức chế việc sản xuất các tế bào máu đỏ và gây phát ban. Sở dĩ được gọi là bệnh thứ năm vì ban thường phát vào ngày thứ năm.

Các triệu chứng đầu tiên là: Sốt, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ và nhức đầu. Các nốt ban xuất hiện vài ngày sau đó, ban đầu xuất hiện trên má như vết bị tát rồi lây lan đến cánh tay và chân chỉ 1 ngày sau đó. Chứng phát ban có thể trở lại nhanh chóng trong vài tuần hay 1 tháng. Các triệu chứng khác bao gồm: Sốt, đau khớp và thiếu máu tạm thời.

Tuy chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng bệnh thứ năm không gây nguy hiểm cho trẻ nếu cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ hợp lý: Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt; Hãy hỏi bã sỹ xem có thể cho trẻ uống acetaminophen để hạ sốt hay giảm đau được không.

Lưu ý: Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ em bị các bệnh về máu và phụ nữ mang thai.

3. Nổi mề đay

Tác nhân: Các yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng, bụi bẩn...).

Nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi bị nổi mề đay, trên da trẻ xuất hiện những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên da, kích thước và số lượng thay đổi. Nổi mề đay có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, gây khó chịu và khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn.

Sau khi đã xác được nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay, các mẹ cần cách ly trẻ khỏi chúng. Có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamin H1, H2 hoặc Corticosteroids để giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng.

Lưu ý: Với những vùng da bị nổi mề đay, không được tự ý thoa bất cứ loại hóa chất nào mà không được sự cho phép của bác sỹ.

4. Bệnh lở da (chốc lở da)

Tác nhân gây bệnh: Hai loại vi khuẩn gây chốc lở chủ yếu là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) và Streptococcus pyogenes (liên cầu tan huyết beta nhóm A).

Chốc lở da là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra và rất dễ lây lan. Chốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 90% là các bé tuổi đi nhà trẻ, mầm non. Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, bệnh chốc lở cải thiện nhanh, khỏi và không để lại sẹo, ngược lại bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng: Viêm thận, viêm phổi, viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu...

Chốc được phân loại theo hình thái thương tổn: Có bọng nước và không có bọng nước.

Chốc có bọng nước thường do tụ cầu gây ra, ban đầu xuất hiện nốt rát đỏ kích thước 0,5 - 1cm rồi nhanh chóng tạo thành bọng nước. Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng mủ đục. Vài giờ hoặc vài ngày sau các bọng nước bị vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong. Khi thương tổn khỏi sẽ không để lại sẹo. Chốc không có bọng nước thường do liên cầu tan huyết nhóm A, ban đầu xuất hiện mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình. Viền thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh. Bệnh thường khỏi sau 2 - 3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, bị chàm hay thời tiết nóng, ẩm ướt.

Lưu ý: Giữ cho da sạch sẽ có thể giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng nhẹ. Bác sỹ có thể kê toa thuốc kháng sinh như: Thuốc mỡ mupirocin (Bactroban) hoặc retapamulin (Altabax) hay thuốc kháng sinh qua đường uống.

Gợi ý một số sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho trẻ em: BigBB (tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm đường hô hấp), BigBB Plus (giảm viêm mũi họng, hạn chế dùng kháng sinh), Pubo Kid (hỗ trợ điều trị táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột), Bio-acimin Gold (thúc đầy đường ruột khỏe mạnh, giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên), Kidsmune Plus (tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu hóa của cơ thể), Phụ Bì Khang (hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa)...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu