Bé bị ốm sốt, cảm lạnh, nôn trớ: Phải làm gì?

Trẻ bị cảm lạnh, sốt cao nên chăm sóc thế nào?

Bị sốt có lợi gì cho trẻ nhỏ?

Những thực phẩm nên tránh khi bị cảm lạnh, cảm cúm

Các vitamin, khoáng chất bạn nên bổ sung khi bị cảm lạnh

Trộn chanh, gừng với nước sôi: Ngạc nhiên vì giảm cúm, cảm lạnh rất hiệu quả

1. Sốt

Sốt về cơ bản là do nhiễm trùng, cơ thể cố gắng chiến đấu bằng cách tăng nhiệt độ. Một liều acetaminophen thường sẽ làm giảm nhiệt độ xuống mức bình thường. 

Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị sốt kèm theo phát ban, khó chịu, lờ đờ và bỏ ăn, thì nên đưa bé đi khám. Ngoài ra, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt, đo nhiệt độ ở hậu môn là 38 độ hoặc trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi bị sốt 38,5 độ C trong hơn 24 giờ, bạn phải đưa bé đi khám ngay. 

2. Cảm lạnh

Nhiễm trùng đường hô hấp trên chủ yếu do rhinoviruses. Các triệu chứng chính bao gồm nghẹt mũi và chảy nước mũi. Thường thì cảm lạnh mà không có biến chứng nào sẽ khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày.

Trẻ bị cảm lạnh có thể bị ngạt mũi, chảy nước mũi

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi dễ bị nhiễm trùng nặng hơn vì hệ miễn dịch của chúng còn non yếu. Do đó, cảm lạnh có thể dễ dàng phát triển thành viêm thanh quản, viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy, nên hỏi ý kiến bác sỹ nếu trẻ sơ sinh bị sốt, mắt đỏ hoặc khó thở. 

3. Nôn mửa

Nôn trớ là điều thường thấy ở trẻ sơ sinh. Hầu như bé sẽ bị trớ sau khi bú nếu không được ợ hơi. Nhưng nôn trớ thường xuyên là một vấn đề đáng ngại, bạn nên đưa bé đi khám. Nôn mửa cũng có thể gây mất nước, bởi vậy hãy kiểm tra thường xuyên xem tã bé có bẩn hay không (xem bé có đi tiểu không) và đôi môi của bé có bị khô không. Nếu bé có vẻ xanh xao, nên đưa bé đi khám ngay lập tức.

4. Tiêu chảy

Giống như nôn trớ, Tiêu chảy cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy có máu trong phân (màu đỏ tươi hoặc đen) hoặc nếu bé có dấu hiệu mất nước, cần đặc biệt cẩn trọng. 

Trong trường hợp bé vẫn bú sữa mẹ, hãy cho bé bú theo nhu cầu và xem tình trạng có cải thiện hay không. Nếu bé ăn sữa công thức và thường bị tiêu chảy, bạn nên hỏi bác sỹ về việc có cần đổi loại sữa khác cho bé hay không. 

Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh chưa biết nói nên chúng không thể nói chúng khó chịu như thế nào. Nhưng những thay đổi đáng chú ý trong hành vi, thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của bé có thể "nói" lên rất nhiều điều. 

Là mẹ, bạn hãy tin vào trực giác của mình. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bất an khi thấy con bị ốm, tốt nhất hãy đưa bé đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sỹ. 

An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ