Bé bị nhiễm trùng đường ruột nhưng uống kháng sinh không khỏi phải làm sao?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Thuốc ợ nóng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ruột

Mùa nắng nóng, ăn uống coi chừng nhiễm bệnh thương hàn

Vi khuẩn gây bệnh thương hàn ngày càng nguy hiểm

Hệ vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng gì tới cơ thể bạn?

BS.CK2. Phạm Mai Đằng – Bệnh viện Nhi Đồng 2, trả lời:

Chào bạn!

Nhiễm khuẩn đường ruột (nhiễm trùng đường ruột) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân do thành ruột trẻ còn non yếu và mỏng, rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, do trẻ hiếu động, thường tiếp xúc với các loại đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ vi khuẩn và đưa vào miệng dẫn tới rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột. 

 Hiện nay, có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh về đường ruột cho trẻ như: Ersinia, khuẩn tụ cầu, shigella, salmonella, sampylobacter, E.Coli... Tùy vào mỗi loại vi khuẩn, mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe mà trẻ sẽ có một số biểu hiện khác nhau.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột có dấu hiệu tương tự với tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên triệu chứng thường biểu hiện nặng nề hơn nhiều:
- Trẻ đau bụng dữ dội, có dấu hiệu kèm theo sốt nhẹ hoặc nặng, buồn nôn và nôn.
- Trẻ có thể bị tiêu chảy, đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày dẫn tới mất nước, người xanh xao, hốc hác. Tiêu chảy có kèm theo sốt.
- Đại tiện phân lỏng và có thể có chất nhầy hoặc có bạch cầu.

Bé nhà bạn bị nhiễm trùng đường ruột và bác sỹ đã kê đơn thuốc kháng sinh cho bé với mục đích chống nhiễm trùng, tuy nhiên gần 1 tuần uống thuốc mà bé không đỡ thì có thể thuốc kháng sinh mà bé đang dùng không thể tiêu diệt được chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vì vậy vậy bé cần được xét nghiệm phân lại, cấy phân để định danh vi trùng/vi khuẩn gây bệnh và xác định vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh nào để bác sỹ cân nhắc và chọn lựa thuốc kháng sinh phù hợp.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu do vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây tổn thương thành ruột. Do đó, để phòng bệnh, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học; Giữ gìn vệ sinh thân thể;  Rửa tay cho trẻ trước khi ăn; Không cho trẻ chơi ở vùng nhiễm bệnh và tiếp xúc với người bệnh.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị