Bố mẹ sốc vì bé 5 tuổi suýt bị ung thư vì "lây" từ ông ngoại

Con chị đã 6 tuổi nhưng chỉ được 16kg, bé bị đau dạ dày, phải điều trị ở bệnh viện Nhi Trung ương hơn 1 năm nay - ảnh minh họa

Tư vấn miễn phí viêm dạ dày do nhiễm HP và bệnh lý đau lưng

Phân biệt viêm dạ dày và loét dạ dày nhờ các dấu hiệu sau

6 cách đối phó với tình trạng viêm dạ dày ruột

Lạ lùng nguyên nhân đau họng do viêm dạ dày

Chị Nguyễn Thị Hường trú tại Hoài Đức, Hà Nội luôn dằn vặt không hiểu vì sao mà con trai chị lại mắc căn bệnh giống bố chị khi còn quá nhỏ.

Chỉ đứa con gầy gò, đã 6 tuổi nhưng chỉ được 16kg, chị Hường cho biết: “Cháu bị đau dạ dày, phải điều trị ở bệnh viện Nhi Trung ương hơn 1 năm rồi. May mà cháu phát hiện sớm chứ không có khi chuyển sang ung thư như ông của cháu”.

Chị bắt đầu kể, từ đầu năm ngoái, chị thấy con hay đau bụng, lười ăn. Đặc biệt cháu chỉ ôm rốn và kêu đau quanh rốn. Chị nghĩ con bị giun nên mua thuốc về uống nhưng không đỡ. Chị lại mua tiếp thuốc giun về cho cả nhà cùng uống vì nghĩ uống thuốc giun cả gia đình mới hiệu nghiệm.

Càng ngày con càng đau kèm theo triệu chứng nôn ói. Chị Hương cho con đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bác sỹ siêu âm không phát hiện bệnh gì nên cho thuốc về nhà uống. Thấy con không đỡ, chị cho con đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia khám nhưng cũng không ra bệnh. Chỉ đến khi, cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sỹ gây mê rồi nội soi dạ dày mới phát hiện cháu bị viêm dạ dày nặng.

Đặc biệt, chị Hường nhớ bác sỹ bảo vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) của cháu ở độ 3, tức là độ nguy hiểm. Chỉ cần chậm trễ có thể dẫn đến tiền ung thư. Sau khi phát hiện đúng bệnh, các bác sỹ đã kê thuốc điều trị viêm dạ dày rất nặng để cháu điều trị. Chị Hường xót xa vì con năm nay lên lớp 1 mà bị đau dạ dày nên bé rất khó hấp thụ, nhẹ cân hơn các bạn.

Nói đến vi khuẩn HP, chị Hường kể, bố chị cũng bị đau dạ dày từ lúc còn trẻ do vi khuẩn HP và cứ đau đâu điều trị đó. Đến khi bệnh tiến triển thành ung thư dạ dày và điều trị kéo dài được hai năm thì ông qua đời. Dù ông qua đời mới hơn hai năm nhưng nỗi lo lây vi khuẩn HP cho cả gia đình khiến chị đứng ngồi không yên.

Từ khi bác sỹ nói con có thể lây bệnh này qua đường tiêu hoá, chị Hường về nhà chú ý vệ sinh hơn bát đĩa rửa sạch bằng nước nóng và để riêng cho các bé. Chị Hường và chồng cũng chủ động đi nội soi dạ dày để truy tìm vi khuẩn HP, phát hiện và điều trị sớm được bệnh.

Thủ phạm gây ung thư dạ dày

Theo GS. Nguyễn Khánh Trạch - Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vi khuẩn HP rất dễ lây thông qua đường tiêu hóa. Nhiễm HP là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất. Bệnh này ở nhiều nhất các nước đang phát triển và Việt Nam.

Vi khuẩn HP gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, đặc biệt dẫn tới bệnh ung thư dạ dày. Có tới 50 - 60% người bị ung thư dạ dày được xác định liên quan đến vi khuẩn HP.

HP dễ lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt, từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai cho con ăn… và đường phân miệng do vi trùng theo phân lây sang người khác qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ.

Những gia đình có người nhiễm HP có thể làm xét nghiệm qua nội soi dạ dày hoặc xét nghiệm máu nhằm phát hiện vi khuẩn HP helicobacter pylori. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu được điều trị sớm bằng cách dùng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý.

Ngoài ra, để phát hiện sớm ung thư dạ dày, các bác sỹ cũng khuyên người ngoài 30 tuổi nên thực hiện nội soi dạ dày 2 năm một lần, trên 40 tuổi mỗi năm nội soi 1 lần để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày hoặc viêm dạ dày do vi khuẩn HP để điều trị bệnh sớm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ