Bé 2 tuổi bị táo bón phải làm sao?

2 tuổi là giai đoạn bé rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa

Nứt kẽ hậu môn do táo bón ở trẻ nhỏ: Hậu quả khó lường

4 thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất

6 thực phẩm dễ khiến bé bị táo bón

Sử dụng tinh dầu để trị táo bón như thế nào?

Vì sao trẻ 2 tuổi dễ bị táo bón?

Từ 2 – 5 tuổi là giai đoạn hệ tiêu hóa của bé đang bắt đầu thích nghi dần với sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, như từ cháo sang cơm nát rồi cơm thường. Các loại thức ăn trong độ tuổi này cũng dần trở nên đa dạng hơn và thực phẩm cũng bắt đầu được chuyển dần từ dạng nhuyễn sang dạng thô.

Chính vì vậy, đây được coi là giai đoạn nhạy cảm đối với hệ tiêu hóa của bé, nên bé rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.

Ngoài ra, 2 tuổi cũng là giai đoạn bé phải trải qua những thay đổi về môi trường từ nhà đến trường học. Điều này cũng có thể gây ra những tác động tới tâm sinh lý của bé, làm cho bé dễ gặp phải các triệu chứng về đường tiêu hóa.

Làm sao giúp trẻ hết táo bón?

Theo BS. Phạm Thị Thục - Phó Chủ tịch Chi hội Dinh dưỡng Nhi, Nguyên Trưởng Phòng khám Nhi và tư vấn Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, để điều trị táo bón cho trẻ bố mẹ cần chú ý:

- Cho trẻ uống nhiều nước: Thông thường đối với bé dưới 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống thêm nước. Tuy nhiên, nếu bé vẫn bị táo bón thì có thể cho uống thêm nước. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ nên cho bé uống từ 100 – 200 ml nước/ngày. Và nhu cầu nước ở trẻ từ 1 – 3 tuổi là khoảng 200 – 400 ml nước/ngày.

Ngoài ra, nếu bố mẹ vẫn cho trẻ ăn sữa ngoài thì nên lưu ý pha sữa loãng hơn bình thường, điều đó cũng giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn và giảm táo bón.

- Tập cho trẻ ăn rau: Ăn các loại rau xanh sẽ cung cấp thêm lượng chất xơ cần thiết, giúp làm mềm phân, cải thiện nhu động ruột, do đó giúp trẻ đi vệ sinh được dễ dàng hơn.

Nếu trẻ lười ăn rau, bố mẹ có thể kích thích cho trẻ ăn bằng cách tạo thành nhiều hình dạng khác nhau như: Hình vuông, hình tròn,… với nhiều màu sắc mà trẻ thích.

- Tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Thói quen đi vệ sinh không hợp lý, nhịn đại tiện cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Do đó, việc tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ là điều cần thiết.

Khi ở nhà, bố mẹ có thể tập cho trẻ đi vệ sinh sau bữa ăn, hạn chế gây áp lực cho trẻ và tránh bắt trẻ ngồi bô quá nhiều. Khi ở trường, mẹ có thể nhờ cô giáo hỗ trợ tạo thói quen cho trẻ.

- Sử dụng sản phẩm bổ sung: Ngoài việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt, bố mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm một số loại sản phẩm Thực phẩm chức năng, cốm vi sinh giúp cung cấp các lợi khuẩn, duy trì sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón cho trẻ.

Quang Tuấn H+

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đang có xu hướng tìm những thực phẩm chức năng an toàn cho trẻ sử dụng và đạt hiệu quả. Tiêu biểu và nổi bật trong nhóm sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ là cốm Pubokid Gold. Cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm…

Những thành phần như lysine, kẽm, magie cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi, giúp bé phát triển toàn diện.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ