Bất ngờ với những lý do khiến bạn mất nước trầm trọng

Lối sống sinh hoạt chưa khoa học khiến cơ thể mất nước trầm trọng

8 cách tự nhiên để tránh mất nước cho làn da

Infographic: Bạn cần uống bao nhiêu nước 1 ngày?

Infographic: Làm thế nào để biết cơ thể bạn đang mất nước?

Bạn có thể uống nước cất an toàn không?

Tìm hiểu 11 nguyên nhân gây mất nước trầm trọng ngay dưới đây:

Thời tiết

Những thay đổi về thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến sự giữ nước của cơ thể. Bởi lẽ, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi ít hay nhiều, điều này liên quan mật thiết tới nhu cầu tiêu thụ nước trong ngày của bạn. Bên cạnh đó, chất lượng không khí cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bạn, làm cho bạn thở ra nhiều nước hơn và cơ thể sẽ bị mất nước theo cách đó.

Nên uống nhiều nước hơn vào những ngày thời tiết khô, nóng

Không chăm sóc da

Da là một “rào cản” cho sự mất chất lỏng. Khi da bị tổn thương (như bỏng hay cháy nắng), nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức độ giữ nước thích hợp. Sự lão hóa tự nhiên cũng có thể làm da bạn khó giữ được độ ẩm. Vì vậy, bạn nên giữ ẩm cho da đúng cách và chống nắng mỗi khi ra ngoài trời.

Không có chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống cân bằng với ngũ cốc nguyên hạt, protein lành mạnh và nhiều rau củ quả là “chìa khóa” giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh việc uống nước, nó cũng âm thầm góp phần cấp thêm nước cho bạn thông qua các loại rau quả mọng nước như dưa chuột, dưa hấu, dứa, táo...

Ăn trái cây là cách tiếp nước đơn giản và ngon miệng nhất

Di chuyển nhiều

Thói quen xê dịch, du lịch nhiều... khiến cơ thể gặp nguy cơ mất nước cao vì bạn khó có thể duy trì thói quen ăn uống lành mạnh lúc này. Hãy theo dõi màu nước tiểu của bạn, nếu nó có màu vàng đậm hoặc nâu, hãy uống nhiều nước hơn.

Nữ giới bị PMS

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể khiến bạn mệt mỏi, chán ăn uống. Hormone estrogen và progesterone lúc này có thể ảnh hưởng đến mức độ giữ nước của cơ thể, làm cạn kiệt chất lỏng trong cơ thể.

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra nhiều khó chịu cho nữ giới

Uống một số loại thuốc trị bệnh

Nhiều loại thuốc trị bệnh có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và tăng nguy cơ mất nước. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng cũng như tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Các phản ứng phụ khác khi uống thuốc như tiêu chảy hoặc nôn cũng có thể làm giảm mức chất lỏng trong cơ thể.

Căng thẳng

Căng thẳng làm cho tuyến thượng thận giải phóng nhiều aldosterone - hormone có thể điều chỉnh lượng chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể. Nhiều aldosterone báo hiệu thận cần thêm natri, gây ra tình trạng rối loạn điện giải và mất nước.

Ăn nhiều muối

Ăn thực phẩm chứa nhiều muối khiến các tế bào bị mất nước rồi đào thải nước qua đường nước tiểu.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Việc di chuyển nước, protein và khoáng chất từ cơ thể người mẹ sang con (cả khi mang thai và cho con bú) có thể làm giảm mức độ giữ nước của bạn. Đó chính là lý do vì sao bạn cần uống nhiều nước hơn trong giai đoạn này.

Tiêu thụ nhiều caffeine

Uống 1 - 2 cốc cà phê hoặc trà mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống quá nhiều có thể gây tác dụng lợi tiểu nhẹ, làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn và mất nước dễ dàng hơn. Hãy thay thế các thức uống caffeine bằng nước lọc, nước chanh...

Uống rượu bia

Cồn trong rượu bia gây lợi tiệu, làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên uống bù nước sau khi nhậu nhẹt, đặc biệt là nên uống các loại nước cung cấp thêm điện giải.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp