'Bánh lười' - mối họa ma túy mới!

"Bánh lười" thực chất là một dạng ma túy được chế dưới dạng bánh ngọt

Người nghiện ma túy nói gì sau khi điều trị bằng Methadone

Tiêm nhầm nước cất cho 60 trẻ: Điều chuyển công tác cán bộ

Hà Nội cần giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện

Cai nghiện chỉ bằng một cành liễu

Thuốc gây ảo giác chiết xuất từ nấm giúp cai nghiện thuốc lá

Bánh ngọt tẩm cần sa

Theo các chuyên gia, “bánh lười” thực chất là một dạng ma túy được chế dưới dạng bánh ngọt, ăn nhiều dễ gây suy hô hấp, nặng hơn có thể tử vong.

Hiện nay, trên mạng Internet, nhiều bạn trẻ cũng truyền nhau về “bánh lười” qua clip “Trên tay bánh lười biếng lazy cakes”. Trong clip là một giọng nam thanh niên khá hào hứng trong việc giới thiệu về chiếc bánh này: “Trên vỏ chiếc bánh có lời hướng dẫn là nó dùng cho 3-4 người ăn và có hiệu lực trong vòng 45-60 phút. Đặc biệt có ghi chú thêm là ăn sẽ hiệu quả hơn đường hút...”. Theo như lời quảng cáo, bánh lười là chiếc bánh ngọt có tẩm cần sa. Bánh này có mùi thơm của socola, vị ngọt của nho khô…

Tại các quốc gia châu Âu như: Anh, Pháp, Hà Lan… loại bánh này được cảnh báo có thể gây suy hô hấp tạm thời và có thể khiến cho người dùng lâm vào trạng thái mê man. "Bánh lười" đã nhanh chóng "xâm nhập" vào nước ta thông qua một số du học sinh.

Cây cần sa là nguyên liệu chính của "bánh lười"

Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47), Công an thành phố Hà Nội lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng và đã bắt được một ổ nhóm chuyên chế ma túy dạng “bánh lười” tại khu vực quận Hà Đông.

Một cán bộ PC47 cho hay, “bánh lười” thực chất là một loại ma túy được chế dưới dạng bánh ngọt. Nguyên liệu để làm bánh là cần sa. Cần sa được chiết xuất thành dung dịch, sau đó trộn với bột mì, trái cây khô, socola... rồi nướng hoặc hấp thành bánh và đóng gói. Giá mỗi chiếc bánh khoảng 200.000-300.000 đồng. Khi ăn, nó có tác dụng của cần sa nên chất ma túy sẽ ngấm nhanh vào máu khiến cho người sử dụng có cảm giác “phê”, hưng phấn, ảo giác. Người sử dụng sẽ dễ buồn ngủ hoặc chỉ thích nằm hay ngồi một chỗ cười.

Có thể gây tử vong

Tác hại trước mắt của “bánh lười” là gây nghiện vì nó chứa cần sa. Trong cần sa có chứa chất tetrahydrocannabinol (THC), chất này có tác dụng hạ huyết áp, an thần nhưng đặc biệt là kích thích và gây nghiện, tạo cảm giác thư giãn, sảng khoái, phấn chấn với những ảo giác, hoang tưởng. Nhựa cần sa có nồng độ gây nghiện gấp 8-10 lần thảo mộc cần sa. Tinh dầu cần sa có màu hơi tối và nồng độ các chất gây nghiện cao gấp 3-4 lần nhựa cần sa. Mỗi một độ THC tăng lên là làm tăng mức độ lệ thuộc vào cần sa với người sử dụng, chưa kể THC gây biến chứng cho hệ hô hấp gấp 4 lần so với thuốc lá, tạo cho triệu chứng ung thư cũng tiến triển nhanh hơn.

Người sử dụng cần sa lâu dài sẽ gây những tổn thương cho các tế bào não và có thể làm người sử dụng bị suy nhược thần kinh, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung, đặc biệt ở những người đã có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt. Khi hết cơn “phê” thuốc, người dùng sẽ thấy đói và khát đến cồn cào. Khi dùng cần sa chung với các thuốc kích thích hay với rượu huyết áp sẽ lên cao, tim đập nhanh.

Các loại ma túy đều có nguy hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh người sử dụng

Không chỉ gây nghiện, “bánh lười” còn có khả năng gây tử vong cho người sử dụng. Bác sỹ La Đức Cương - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho hay, thành phần chính của “bánh lười” là cỏ, có chứa chất melatonin (thần kinh nội tiết tố được sản xuất trong cơ thể và giúp chúng ta dễ ngủ hơn). Nhưng lượng melatonin trong “bánh lười” thường lớn gấp nhiều lần so với số lượng được cho phép. Ước tính, một chiếc bánh lười có chứa hàm lượng melatonin gấp cả chục lần so với lượng melatonin được sản xuất trong cơ thể của một người. Chính vì quá nhiều melatonin nên "bánh lười" có thể gây suy hô hấp và khiến cho người dùng lâm vào trạng thái mê man, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh viện Tâm thần Trung ương đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp vào điều trị vì tâm thần do nghiện các loại chất ma tuý. Theo BS. La Đức Cương, các loại ma túy tổng hợp có tác động thần kinh tâm thần mạnh nên có thể gây ra loạn thần, khi đó người sử dụng thường có những ảo giác, hoang tưởng. Các ảo giác này có thể xuất hiện ngay sau sử dụng thuốc và sau khi bệnh nhân không tiếp tục sử dụng nó. Ma túy cũng sẽ gây biến đổi nhân cách người, chúng có thể có những hành vi chống đối xã hội hoặc dám làm những việc mà trước đây không dám làm như vi phạm pháp luật, đánh người, giết người…

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn