Nghị định đá nhau, TPCN, mỹ phẩm lậu hoành hành

Đại diện Ban chỉ đạo 389 Hà Nội chia sẻ tại Hội nghị về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Cẩn thận rước ung thư vì món phao câu khoái khẩu

Bị ba loại ung thư kết hợp chỉ vì thuốc lá, rượu bia nhiều

Vì sao rau dền lại gọi là “rau trường thọ”?

Vì sao rau dền lại gọi là “rau trường thọ”?

“2 Nghị định 185/2013/NĐ-CP và 93/2011/NĐ-CP cùng có những quy định về mức xử phạt đối với mỹ phẩm, TPCN nhập lậu. Nghị định 93 thì nêu rõ tên hàng hóa hơn so với Nghị định 185 nhưng ‘cũ hơn’ tới 2 năm. Mỗi cơ quan sẽ có cách hiểu khác nhau. Xử theo Nghị định 93 cũng được vì nó nêu tên cụ thể. Còn xử theo Nghị định 185 cũng đúng vì nó là quy định ‘cập nhật’ nhất. Chính vì thế, cùng một hành vi vi phạm mà mỗi địa phương, mỗi ngành lại xử doanh nghiệp theo hướng khác nhau”.

Đây là chia sẻ của đại diện Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, thành phố Hà Nội và TPHCM tại Hội nghị Tổng kết việc triển khai Công điện 90 năm 2015 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

Đại diện của 3 tỉnh, thành thừa nhận khó khăn khi xử lý hành vi nhập lậu TPCN, mỹ phẩm của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Đặc biệt, nếu xử theo Nghị định 93 thì số tiền xử phạt quá ít, không đủ sức răn đe với doanh nghiệp (chỉ từ 1 - 10 triệu đồng). Nghị định 185 có mức xử phạt tiền cao hơn nhưng cũng rất khó khi áp dụng vì việc xác định giá trị hàng hóa nhập khẩu là thách thức không nhỏ.

“Chúng ta đang có rất nhiều lực lượng từ cảnh sát, hải quan, biên phòng, quản lý thị trường, thanh tra y tế, thanh tra liên ngành… để xử lý TPCN, mỹ phẩm nhập lậu. Nhiều doanh nghiệp đã kêu ca là bị ‘làm phiền’ quá mức, bị xử lý hành vi trùng hoặc cùng 1 hành vi nhưng mỗi lần thì lại bị mỗi cơ quan xử theo cách khác nhau”, đại diện Ban chỉ đạo 389 TPHCM cho biết.

Theo ý kiến của nhiều đại biểu và đại diện 1 số hiệp hội được nhóm phóng viên Health+ ghi nhận trong giờ nghỉ giải lao, chính những quy định hoặc không đủ sức răn đe với doanh nghiệp hoặc đòi hỏi cơ quan chức năng phải xác định giá trị hàng hóa trước khi xử phạt như hiện nay khiến quá trình xử lý những vụ việc TPCN, mỹ phẩm nhập lậu kéo dài hơn. Để an toàn, nhiều cơ quan chức năng đã xử lý theo Nghị định 93. Và vì mức phạt thấp, nhiều đối tượng, doanh nghiệp đã nhờn nên đây có thể là nguyên nhân khiến TPCN, mỹ phẩm lậu hoành hành.

Các đại biểu cũng cảnh báo về nguy cơ nảy sinh những tiêu cực trong quá trình xử lý của các cơ quan chức năng khi có sự “đá nhau” này. 

Nhóm PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý