Bác sỹ cần có đủ kỹ năng xã hội!

Ngoài việc điều trị, bác sỹ nên quan tâm chăm sóc đến bệnh nhân nhiều hơn

Bắt đối tượng hành hung bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn

Vụ bác sỹ BV Thanh Nhàn bị hành hung: Bộ Y tế vào cuộc

Bác sỹ bị hành hung ngay tại phòng trực

Bắt khẩn cấp đối tượng hành hung các bác sỹ tại bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai: 3 cán bộ y tế bị hành hung

Thầy thuốc chỉ giỏi chuyên môn là chưa đủ

ThS Khoa cho rằng: “Yếu tố con người là rất quan trọng, người thầy thuốc chỉ giỏi chuyên môn chưa đủ. Bác sỹ cứ mải mê xem nguyên nhân bệnh, chẩn đoán bệnh mà không để ý đến tâm lý người bệnh, người nhà. Nhiều khi người nhà rất hoang mang, cứ đưa bệnh nhân đến khám mà bác sỹ không cung cấp thông tin, không biết bệnh tình người nhà mình ra sao, khả năng sống chết như thế nào… rất dễ gây bức xúc. Vì thế, bác sỹ cũng cần phải có kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý của người bệnh để cung cấp thông tin kịp thời, giảm bức xúc, tăng hài lòng của người bệnh thì sẽ giảm được những xung động không đáng có”.

Tình trạng hành hung nhân viên y tế đang gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Chỉ hơn 1 năm nay, thống kê sơ bộ đã có khoảng 14 vụ việc lớn, trong đó đã có những bác sỹ bị chấn thương nặng, thậm chí có bác sỹ bị người nhà bệnh nhân hành hung đến tử vong.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hành hung nhân viên y tế đó là sự xuống cấp đạo đức xã hội, sự manh động của một số đối tượng, là cấu trúc hạ tầng an ninh bệnh viện chưa bảo đảm… khung pháp lý chưa đủ sức răn đe. Và một phần cũng là do tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc trong giao tiếp, ứng xử chưa cao.

Như tại Bệnh viện Bạch Mai hôm 25/7, tại khoa Cấp cứu, người nhà bệnh nhân đã đuổi đánh 3 bác sỹ và điều dưỡng khám bệnh, trong đó có 1 điều dưỡng đang mang thai sắp đến ngày sinh. Hay đỉnh điểm của sự mất an ninh bệnh viện là vụ việc xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư (Thái Bình) vào tháng 8/2011, người nhà bệnh nhân lao vào đâm chết bác sỹ Phạm Đức Giàu và làm 1 bác sỹ bị thương nặng vì cho rằng các bác sỹ đã chậm trễ trong việc cứu người thân của họ.

Vụ hành hung cán bộ y tế tại Bệnh viện Bạch Mai hôm 25/7 được camera bệnh viện ghi lại

Giảm tải bệnh viện

Giáo sư Trần Quỵ - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, thừa nhận: “Sai sót và tai biến y khoa luôn thường trực. Thái độ, hành vi không đúng của người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân khi không được thỏa mãn yêu cầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong khi đó, do tình trạng quá tải tại bệnh viện, có những lúc thầy thuốc không có đủ điều kiện để đáp ứng những yêu cầu từ phía bệnh nhân. điều quan trọng trước hết là "không gây hại, không để sai sót", và biết lấy người bệnh làm trung tâm, biết giao tiếp ứng xử và cuối cùng, sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân, mọi người cùng có trách nhiệm giúp đỡ, chia sẻ”.

Cũng tại diễn đàn, nhiều đại biểu cho rằng, nguồn gốc sâu xa của những bất cập, trong đó có việc mất an toàn trong bệnh viện là tình trạng quá tải bệnh nhân đang diễn ra tại nhiều bệnh viện tuyến trên và bệnh viện chuyên khoa. Do vậy, giảm tải bệnh viện là biện pháp căn cơ để đảm bảo an toàn cho cả thầy thuốc và bệnh nhân

Trước thực trạng bạo hành trong bệnh viện hiện nay, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các bệnh viện cần đào tạo nhân viên kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý người bệnh, người nhà đồng thời tổ chức tốt bộ máy bảo vệ, an ninh bệnh viện - đội phản ứng nhanh. Đồng thời, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan an ninh trên địa bàn để xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

Nhằm bảo đảm an ninh trong các bệnh viện, Công an Hà Nội đã ký quy chế bảo đảm an ninh trật tự với ngành y tế. Theo đó, công an các quận phối hợp với các bệnh viện khảo sát, điều tra cơ bản các vấn đề liên quan, tổ chức, thành lập các tổ công tác tăng cường bảo vệ bệnh, thường xuyên liên lạc, phối hợp giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự.
Huyền Đức H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn