Sơ cứu cho người bị đột quỵ thế nào?

Bác sỹ BV Bạch Mai hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị đột quỵ (Ảnh: PLO)

Người già hay bị đột quỵ sau khi ngủ dậy do đâu?

Uống ít rượu vẫn có nguy cơ đột quỵ!

Uống bia mỗi ngày giúp ngăn ngừa đột quỵ?

Những thực phẩm ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn – Trưởng phòng Cấp cứu 1, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, đột quỵ là dạng cấp cứu nội khoa, do đó khi phát hiện thấy người bị đột quỵ thì cần khẩn trương gọi hệ thống cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất.

Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà có thể sơ cứu cho bệnh nhân theo hướng dẫn của PGS.TS Mai Duy Tôn bằng cách: Để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm ở góc 30 - 45 độ. Nới lỏng quần áo và mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngưng tim phải xoa bóp tim và gọi trợ giúp của người xung quanh.

Đặc biệt, trong thời điểm đó người nhà không nên cho người bệnh ăn thứ  ăn, đồ uống hay uống thuốc để tránh bị sặc. Trong trường hợp bệnh nhân bị nôn, người nhà phải xoay mặt người bệnh sang một bên để tránh chất đờm dãi, thức ăn sẽ chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa rồi quấn một lớp giẻ để ngáng ngang miệng bệnh nhân để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi.
Quan trọng nhất khi phát hiện người bị đột quỵ là bằng mọi cách phải thật nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để làm kỹ thuật tiêu huyết khối, nhằm tránh di chứng về sau.
PGS.TS Mai Duy Tôn cũng khuyến cáo, đột quỵ có thể xảy ra bất kể lứa tuổi khác nhau, kể cả người trẻ. Vì thế, dù chưa từng bị tai biến thì cũng nên đi khám định kỳ để dự phòng, đặc biệt là với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp… Trường hợp những người đã bị đột quỵ lần một thì phải giám sát chặt chẽ, khám định kỳ ổn định vì yếu tố nguy cơ đối với những người này luôn rình rập.
Xem thêm video: "Quy tắc vàng" của người đột quỵ!
Trần Lưu - Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh