Bà bầu tránh ăn lạc, uống sữa có giúp trẻ sinh ra không bị dị ứng không?

Bà bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện

Tại sao phụ nữ mang thai bị khó thở trong những tháng cuối thai kỳ?

Mẹ ăn nhiều đường khi mang thai, con có nguy cơ cao bị hen suyễn

Phụ nữ nên chú ý gì khi mang thai và sinh con muộn?

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa

Tiến sỹ Elana Pearl Ben-Joseph Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Nemours, trả lời:

Chào bạn!

Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy, việc tránh ăn một số loại thực phẩm trong thời gian mang thai không làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ, nhất là những trẻ được sinh ra trong gia đình có tiền sử dị ứng.

Nếu bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, bạn nên tránh ăn chúng trong khi mang thai hoặc bất kỳ giai đoạn nào. Nhưng nếu bạn không bị dị ứng, ăn thực phẩm dễ gây dị ứng (như sữa, lạc) không làm tăng, thậm chí còn làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm ở con bạn sau này.

Các bác sỹ nhi khoa khuyến cáo rằng các bà mẹ không nên ăn uống kiêng khem trong khi mang thai. Để bạn và em bé luôn khỏe mạnh, trong thời kỳ mang thai bạn cần ăn uống đủ 4 nhóm dưỡng chất. Bạn cũng nên ăn uống nhiều hơn trước bởi lượng calo bạn cần khi mang thai sẽ nhiều hơn trước. Trên thực tế, phụ nữ mang thai cần 300 kcalo mỗi ngày, lượng calo này sẽ tăng lên trong những tháng cuối thai kỳ khi thai nhi ngày càng lớn lên.

Khi mang thai, bạn chỉ cần tránh một số thực phẩm độc hại có thể gây ảnh hưởng đến Sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé như: Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ, sữa chưa tiệt trùng, nội tạng động vật...

Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sỹ để có được chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị