Bà bầu uống nước mía: Lợi đôi ba đường

Nước mía mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu

Mẹ bầu uống cà phê, con có bị làm sao không?

Nằm im dưỡng thai suốt 9 tháng có tốt không, bác sỹ ơi?

Mang thai nên ăn gì để con khỏe mạnh?

Bà bầu có nên ăn măng cụt?

Lợi ích của mía với bà bầu

Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết: Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều calci, đồng, magne, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 acid hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Cải thiện tâm trạng của mẹ bầu: Lượng đường trong nước mía giúp cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, tinh thần phấn chấn hơn.

Nước mía giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở bà bầu

Tăng cường hệ miễn dịch: Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxy hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nước mía là thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú

Cải thiện tình trạng ốm nghén: Cách trị ốm nghén bằng nước mía rất đơn giản mà hiệu quả. Bài thuốc chữa ốm nghén bằng nước mía là lấy một cốc nước mía trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 - 3 lần trong ngày. Uống liên tục khoảng 2 - 3 ngày là triệu chứng ốm nghén giảm hẳn. Nếu còn có cảm giác buồn nôn, thì vẫn có thể cho bà bầu uống tiếp cho đến khi hết nôn nao.

Bà bầu ăn mía như thế nào?

Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế: "Mía có rất nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng bà bầu không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nên rất dễ làm no bụng mà dinh dưỡng cung cấp lại không đủ thay thế cho các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé. Với những bà bầu bị đái tháo đường cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi uống nước mía".

Bà bầu bị đái tháo đường cần tham khảo ý kiến của bác sỹ khi uống nước mía

Không ít người đã bị tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Vì vậy, khi mua nước mía bà bầu cần chú ý xem nơi bán nước mía có đảm bảo vệ sinh không, nếu thấy không đảm bảo thì không nên mua. Tốt nhất nên mua cây mía về nhà và ăn.

Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh vì đây là nguyên nhân khiến cho thai nhi có những kích ứng với mẹ bầu, nước lạnh cũng có thể gây co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng động thai. Nếu đang tiêu chảy bà bầu không nên uống nước mía, bởi nó sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng