Bà bầu bị phù chân: Nguyên nhân vì đâu?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân?

Bị phù khi mang thai – có nên uống ít nước?

Chân bị phù trong mùa Hè phải làm sao?

Video: Bị phù chân khi mang thai phải làm sao?

8 biện pháp khắc phục phù chân

Phù thai

Khả năng giữ nước của cơ thể trong thời gian mang thai có thể gây phù nề và làm cho đôi chân của bạn thay đổi hình dạng và kích thước. Bàn chân và ngón chân, cùng với các ngón tay và lòng bàn tay của bạn bắt đầu sưng lên. Ngoài ra, áp lực của tử cung ngày càng tăng khiến khả năng lưu thông máu của các tĩnh mạch bị gián đoạn, cản trở máu lưu thông đến các chi, dẫn đến sưng phù. Bên cạnh đó, tình trạng phù nề cũng có thể là do lượng protein thấp trong chế độ ăn uống, hoặc mức độ hemoglobin thấp.

Thay đổi nội tiết

Relaxtin là một hormone giúp nới lỏng các khớp và dây chằng của hệ thống xương, giúp chúng trở nên linh hoạt. Chân của con người được tạo thành từ 26 xương và hơn 30 khớp. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có xu hướng giải phóng nhiều hormone này hơn và tác dụng của relaxtin không chỉ giới hạn ở khu vực vùng chậu mà còn đến cả bàn chân. Điều này khiến các dây chằng và khớp xương ở chân bị nới lỏng, dẫn đến bàn chân bị thay đổi kích thước.

Tăng cân

Tăng cân khi mang thai không trực tiếp ảnh hưởng đến kích thước bàn chân của bạn, nhưng nó hoạt động như một chất xúc tác. Nếu trọng lượng của bạn tăng lên quá nhiều, nó có thể gây áp lực lên đôi chân của bạn, khiến các khớp có xu hướng mở rộng ra và thay đổi kích thước.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp