Các phương pháp và nguyên tắc ăn chay để luôn khỏe và đẹp

Ăn chay đúng phương pháp có nhiều lợi ích sức khỏe

Ăn thuần chay có gây thiếu chất?

Mùa Vu Lan, ăn chay cho nhẹ nghiệp, cả nhà ơi!

Thực đơn ăn chay trường giữ vóc dáng của ca sỹ Võ Hạ Trâm

Á hậu Trương Thị May tiết lộ thực đơn ăn chay trường

Có những phương pháp ăn chay nào? 

Ăn chay có nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau, như vì lý do sức khỏe, đạo đức, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế... Với các tôn giáo khác nhau, phương pháp ăn chay khác nhau lại có những quy định, yêu cầu về việc ăn chay riêng.

Các bằng chứng xưa nhất về việc ăn chay là ở Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 6 Trước Công nguyên. Đến thế kỷ 19, 20 và 21, ăn chay ngày càng phổ biến rộng rãi. Ngày nay, Ấn Độ là quốc gia có nhiều người ăn chay nhất, ước tính khoảng 40% dân số.

Ăn chay theo Phật giáo: Không ăn các thực phẩm từ động vật và các loại rau có mùi thơm thuộc chi Hành: Hành, hẹ, tỏi, nén (hưng cừ) và kiệu – gọi là ngũ vị tân.

Ngũ vị tân người Phật tử không nên ăn bởi đặc tính của những thứ này có chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục.

Ăn chay có trứng: Có thể ăn trứng, nhưng không ăn sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ăn chay có sữa: Có thể ăn sữa nhưng không ăn trứng.

Ăn chay có cả sữa và trứng: Ăn tất cả các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, được ăn trứng và sữa.

Thuần chay: Không dùng tất cả các sản phẩm nào từ động vật, kể cả trứng, sữa và mật ong.

Ăn chay sống (ăn chay tươi): Chỉ ăn các loại trái cây tươi, các loại hạt và rau củ.

Ăn chay giúp giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: Chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh (chế độ ăn gạo lứt và muối mè).

Các nguyên tắc khi ăn chay

Dù ăn chay theo phương pháp nào, cũng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, để cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tạo ra nặng lượng để tăng trưởng và các hoạt động trong ngày.

Đa dạng nhiều loại thực phẩm: Không có bất kỳ một loại thực phẩm nào có thể bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Thiếu bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào, đều có thể gây bệnh.

Hạn chế thực phẩm chế biến: Các thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi. Qua một lần chế biến thì chất dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm đi. Bởi vậy, nên ăn gạo lứt thay vì gạo được làm cho trắng tinh, nên ăn các loại hạt, thay vì ngũ cốc tinh chế, nên ăn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm đóng hộp.

Ăn chừng mực: Không ăn quá no, không để quá đói; Không ăn một loại thực phẩm quá nhiều, không ăn quá ít một loại.

Bớt ăn muối, đường: Ăn nhiều muối làm hại thận, ăn nhiều đường gây béo phì.

Tránh các chất béo bão hòa và cholesterol: Chất béo dư thừa, nhất là cholesterol ứ đọng ở thành vách mạch máu làm mạch máu nhỏ hẹp dần, dẫn đến đau tim, tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên, đường, muối và cholesterol đều cần thiết cho cơ thể, không có đường thì không có năng lượng, không có muối thì không có hoạt động, không có cholesterol thì không có hormone. Nhưng, dùng quá nhiều đều gây hại.

Không ăn thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh ít dinh dưỡng nhưng lại có quá nhiều chất không tốt như đường, mỡ, muối có hại cho cơ thể. Các loại thức ăn được xếp trong nhóm này là: Bánh kẹo, các loại chip, snack, nước ngọt…

An An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng