Anh: Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép sinh em bé từ 3 người

Sau 1 thời gian dài tranh cãi, phương pháp sinh em bé từ 3 người đã được HFEA Vương Quốc Anh chính thức cấp phép. (Ảnh: Getty Images)

Bé trai sinh ra từ ống nghiệm có nguy cơ vô sinh cao?

Anh "bật đèn xanh" cho việc sửa gien trong thụ tinh nhân tạo

Quảng Ninh: Em bé thụ tinh nhân tạo đầu tiên ra đời

Em bé đầu tiên chào đời từ 1 cha 2 mẹ

Trong một quyết định được dư luận nước Anh mong đợi từ lâu vừa đưa ra hôm 15/12, Cơ quan Quản lý Thụ tinh nhân tạo và Phôi thai (HFEA) Vương Quốc Anh đã chính thức cấp phép cho phương pháp thụ tinh chuyển hóa tế bào, vốn được giới chuyên gia đánh giá là có thể ngăn ngừa các căn bệnh di truyền không thể chữa trị.

Với quyết định mới này, những em bé đầu tiên được sinh ra tại Anh theo phương pháp thụ tinh nhân tạo nhằm tạo ra em bé từ việc kết hợp ADN của “3 ông bố, bà mẹ” sẽ xuất hiện vào năm 2017.

Trước đó, Quốc hội Anh, năm ngoái đã bỏ phiếu thay đổi luật cho phép các phương pháp  điều trị sẽ được triển khai trên thực tế trong trường hợp các phương pháp này được cấp phép.

Cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, ông Mark Walport cho rằng đây là một quyết định cẩn thận và có cân nhắc, quyết định này sẽ đưa Anh là nước tiên phong trong các thành tựu về y tế.

Em bé được sinh ra từ 3 bố mẹ như thế nào

Hồi tháng 9 vừa qua, tờ Tạp chí khoa học New Scientist đã đưa tin về một em bé đầu tiên trên thế giới thụ tinh qua công nghệ sinh sản “3 bố mẹ” đã chào đời một cách khỏe mạnh tại Mexico. Sau 5 tháng chào đời, các chuyên gia nhận định cậu bé phát triển khỏe mạnh và không có bệnh tật gì.

Giống như mọi người, trong cơ thể của đứa trẻ 5 tháng tuổi này mang ADN có chứa gene của cả bố lẫn mẹ. Nhưng bên cạnh đó còn xuất hiện một mẫu gene của 1 người phụ nữ “hiến tặng”. Điều này đồng nghĩa với việc giúp em bé này không bị mắc căn bệnh di truyền từ người mẹ gốc Jordian có thể làm hại và thậm chí khiến em bé tử vong.

Các chuyên gia cho rằng thành tựu mới này báo hiệu một kỷ nguyên mới trong y học và có thể giúp nhiều gia đình tránh khỏi những căn căn bệnh truyền nhiễm di truyền hiếm gặp. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng cần kiểm tra nghiêm ngặt kỹ thuật sinh sản mới còn đang gây tranh cãi này.

Mun Mun H+ (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn