Những ai không nên ăn rau muống?

Nên chọn rau muống cọng nhỏ

Tưới nhớt thải lên rau muống để diệt sâu vì giá rẻ

Ăn sống rau muống: Cực độc

Những loại rau bẩn nhất vào mùa hè

Rau muống: Những lợi ích sức khỏe không ngờ

Ăn rau muống dễ nhiễm độc

Rau muống thường là nơi trú ngụ lý tưởng của một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên gọi là Fasciolopsis Buski. Khi ăn sống hoặc chưa được luộc kỹ, loại ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó xâm nhập vào tất cả các bộ phận trên cơ thể.

Bên cạnh đó, vì là loại rau được nhiều người ưa chuộng, cần sản lượng lớn mỗi ngày nên rau muống thường bị các chủ vườn phun nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc ở người dùng, nhẹ thì xuất hiện các biểu hiện như: Đau bụng, khó tiêu, nổi mẩn ngứa…, nặng hơn là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn… Và nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời, người ngộ độc dễ bị tử vong.

Ai không nên ăn?

Không chỉ trở nên nguy hại bởi những tác nhân bên ngoài, bản thân rau muống cũng là một chất độc với những người đang bị viêm đau hay sưng nhức khớp.

Những người bị gout hay viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người bị tăng huyết áp cũng không nên ăn rau muống.

Người đang có vết thương ngoài da nếu ăn rau muống dễ để lại sẹo lồi trên cơ thể. Nếu đang bị đau mắt đỏ, bạn cũng không nên ăn loại rau này vì nó có thể làm mắt bị nhức hơn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, trong rau muống luôn có một số thành phần hóa học cản trở sự hấp thụ calci của cơ thể. Chính vì thế, nếu dùng kết hợp rau muống với các sản phẩm giàu calci như: Sữa, sữa chua, pho mát… chúng ta sẽ không nhận được giá trị dinh dưỡng nào. Do vậy, những người đang trong giai đoạn bổ sung calci cũng không nên sử dụng loại rau này.

Chọn rau muống an toàn - cách nào?

- Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau có cọng to bất thường. Theo các chuyên gia, rau muống ngon nhất là vào khoảng tháng 4, 5, 6. Những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng khi ăn lại giòn, ngon và an toàn hơn.

- Không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.

- Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.

- Rau sau khi rửa sạch cần ngâm nước muối loãng, tốt nhất là rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, vì như vậy sẽ giúp phân hủy bớt lượng thuốc sâu, thuốc tăng trưởng nếu có.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng