Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều?

Ăn quá nhiều ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn cần hạn chế ăn thịt

7 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường

Ăn nhiều kẹo cao su: Chết đấy!

Có phải ăn nhiều đường sẽ dễ mắc bệnh tim?

Tăng nhịp tim

Nếu bạn tiếp tục ăn ngay cả sau khi cảm thấy no, các tín hiệu của cơ thể được gửi đến não sẽ lớn hơn và khiến bạn không kiểm soát được cảm giác thèm ăn.

Trong khi đó, các tín hiệu được gửi đến tim để tăng lưu lượng máu đến dạ dày hỗ trợ tiêu hóa sẽ khiến nhịp tim tăng lên, tăng sự trao đổi chất và khiến cho bạn cảm thấy nóng và đổ mồ hôi. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể làm cho bạn chóng mặt.

Hôn mê

Sau khi đã ăn quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy kiệt sức và chỉ muốn nằm xuống. Hơn nữa, nồng độ insulin trong máu cũng sẽ tăng giải phóng glucose dư thừa trong máu sau ăn và làm cho bạn cảm thấy uể oải.

Ngoài ra, mức độ đường trong máu thấp quá sẽ làm giảm năng lượng của bạn và có thể gây nên trạng thái hôn mê.

Các vấn đề dạ dày

Khi cơ thể phân hủy thức ăn sẽ sản xuất khí trong ruột. Khí thừa này có thể làm cho bạn cảm thấy chướng bụng, bạn sẽ bắt đầu ợ hơi, "trung tiện" và đau bụngTrong một số trường hợp, bạn cũng sẽ bị ợ nóng khi ăn quá nhiều chất béo.

Tăng cân

Ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể sản xuất hormone leptinHormone này liên kết với các thụ thể não sẽ làm tặng lượng chất béo của bạn.

Quá nhiều hormone leptin sẽ khiến cơ thể kháng leptin, làm gián đoạn khả năng của bộ não và càng khiến bạn muốn ăn nhiều hơn. Điều này làm trọng lượng của cơ thể tăng lên và rất khó kiểm soát.

Làm thế nào để đối phó?
- Tập thể dục là chìa khóa giúp bạn đốt calorie dư thừa do thói quen ăn quá nhiều. Bạn không cần phải phải đến các phòng tập thể dục, hay thực hiện những bài tập nặng mà chỉ cần những việc đơn giản như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội và thậm chí nhảy múa có thể giúp đốt cháy calorie hiệu quả.
- Đảm bảo rằng bạn nhai thức ăn từ từ. Nhai chậm vừa giúp bạn thưởng thức món ăn, vừa hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp đủ thời gian cho não bộ phát hiện ra rằng bạn đã ăn đủ.
- Nếu bạn thèm ăn khi bị stress, hoặc ăn quá nhiều mà không cảm thấy đói... thì đó có thể là những dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm. Cần nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sỹ để được thăm khám kịp thời. Lưu ý, cảm thấy đói cả ngày không phải là một dấu hiệu tốt.
Trần Ngọc H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp