Vị PGS chia sẻ trải nghiệm cá nhân về cây thuốc chữa nhiệt mồm, nhiệt miệng

PGS. TS Hoàng Toàn Thắng, Viện Y học bản địa Việt Nam

Loét miệng có phải do thiếu vi chất?

Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư miệng

Bé bị nhiệt miệng do dùng kháng sinh phải làm sao?

Trị nhiệt miệng bằng kháng sinh có hiệu quả?

Dùng kem đánh răng nào khi bị nhiệt miệng?

Sinh ra ở một vùng quê trung du nhưng những năm tháng tuổi thơ tôi gắn bó với núi rừng tỉnh Hà Giang suốt từ thời kỳ sau chiến dịch tiễu phỉ trên cao nguyên đá Đồng Văn tới khi đi học Đại học ở Thái Nguyên vào năm 1973. Đây là quãng thời gian ghi đậm dấu ấn trong lòng tôi với bao kỷ niệm của những năm tháng được sống hoàn toàn tự do, được đắm mình trong thiên nhiên với những bài học sinh tồn nơi rừng thiêng nước độc.

Bọn trẻ con chúng tôi ngày ấy là con cán bộ công nhân nhà nước nên được ăn gạo sổ và hưởng chế độ cung cấp nhu yếu phẩm hàng tháng. Những vướng bận lo toan miếng cơm manh áo hầu như đó là chuyện của người lớn, còn đám con trẻ chúng tôi thì luôn đắm chìm trong những khám phá thiên nhiên nơi núi rừng, sông nước Hà Giang.

Những gian khổ của chiến tranh làm cho chúng tôi dạn dày và có nhiều kỹ năng sống hơn rất nhiều so với lớp trẻ cùng độ tuổi bây giờ. Đặc biệt là chúng tôi cũng đã biết tự tìm những cây thuốc, vị thuốc sẵn có xung quanh để tự mình chữa những bệnh đơn giản như tiêu chảy, đỉa, vắt cắn, cầm máu khi bị chảy máu cam, đứt chân đứt tay trong lao động…

Ở rất nhiều những tình huống của cuộc sống trong những năm tháng tuổi thơ, một bệnh mà tôi hay mắc là bệnh nhiệt mồm. Tôi cũng chả hiểu tại sao mà cứ khi nào thấy miệng khô, hơi thở nóng và hôi là y rằng lại thấy xuất hiện những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng. Chẳng giống những vết thương da thịt khác mà chúng tôi thường mắc phải như cơm bữa, tỷ dụ như cái móng chân cái bị lật ngược lên đau điếng vì khi đi rẫy cỏ, lưỡi cuốc trượt trên đá lao ngược vào bàn chân hay những buổi đi rừng chặt vầu, chặt nứa, chỉ sơ sảy cái là đã bị gốc nứa sắc lẻm rơi xuống những bàn chân không dày dép.

Và cứ  mỗi khi như thế lũ chúng tôi lại bảo nhau ngắt ngay một nắm cỏ lào hay loại lá nào đó xung quanh, vò hoặc nhai nát đắp vào vết thương, cứ thế quên đi đôi ba ngày, vết thương đã liền miệng. Những nốt loét khi nhiệt miệng, ngược lại, dường như chẳng khỏi hẳn bao giờ. Cứ độ đôi tháng, chứng loét miệng đã quay để hành những cái miệng con trẻ luôn háu ăn vì cơn đói thường xuyên dày vò. Mỗi lần như thế tôi lại được bố mẹ cho uống cốc nước đường pha bột sắn dây sống hoặc cốc nước rau má tươi giã nát Tuy nhiên, chẳng dễ chịu chút nào khi cứ hầu như mỗi quý lại phải đón nhận mấy ngày ăn uống trở ngai do nhiệt mồm.

Cái sự khó chịu ấy theo tôi nhiều năm, nhất là thời kỳ đi học rồi bắt đầu ra công tác ở Thái Nguyên. Có lẽ tại bởi đây là thời kỳ vất vả và gian khổ nhất nên sức đề kháng của tôi kém đi chăng?

Trong một chuyến đi coi thi ở Hà Tuyên quãng năm 1980 - 1981, tôi lại bị nhiệt mồm và lên cơn sốt khi mà những công việc tổ chức coi thi tuyển sinh đang thúc dục tôi phải hoàn thành. Trong khi những nốt loét quái quỷ đang hành hạ bữa ăn, giấc ngủ của mình thì tôi được gặp và làm việc với anh Ngân, trước đó công tác ở huyện Đồng Văn, lúc này là Trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh hợp nhất Hà Tuyên, Thấy tôi nhăn nhỏ, anh hỏi chuyện. Biết tôi bị nhiệt mồm anh cho tôi một đoạn rễ cây bảo: “Chú ở Hà Giang mà không biết à? Chú cứ cắt một mẩu rễ cây này nhai dập mà ngậm, chỉ độ mươi lăm phút là dịu ngay ấy mà!”. Tôi làm theo và… thật tuyệt diệu, mẩu rễ công hiệu thế!, nó đã giúp tôi lấy lại cảm giác thoải mái trong miệng rất nhanh. Chỉ tới chiều hôm đó, tôi đã chẳng còn trở ngại gì khi ăn uống. Tôi tiếp tục ngậm thêm 2 mẩu rễ  ngắn vào ngày hôm sau thì vết loét đã khỏi. Hôm chia tay khi đợt tuyển sinh kết thúc, tôi gặp cảm ơn và hỏi về cây thuốc hôm trước thì anh Ngân bảo đó là rễ của cây Đậu núi, cây vốn mọc nhiều ở núi đá Đồng Văn, anh mang theo để phòng thân vì anh cũng hay bị nhiệt mồm.

Thời gian sau đó, cuộc sống cứ cuốn tôi vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền của thời kỳ bao cấp, vả lại điều kiện thông tin khó khăn nên chuyện về anh Ngân và cây Đậu núi lãng đi. Bây giờ, khi con cháu tôi bị nhiệt mồm, tôi để ý các chương trình truyền thông và tìm tới Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe An nhiệt khang của Công ty HTP – Vina. Tôi xem và được biết thành phần của An Nhiệt Khang có chất chiết cây Đậu núi (còn có tên gọi khác là Sơn đậu căn - tên khoa học là: Pophora subprosrlata Chu et T.Chen; Họ đậu: Fabaceae) giờ đây đã được các thầy thuốc đông y nghiên cứu và sản xuất ở dạng những viên Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe thật tiện dụng. Thế là ký ức lại ùa về để tôi có dịp được nhắc lại đôi dòng về những năm tháng đã đi qua của đời mình. Cây Sơn đậu căn đã để lại trong tôi những kỷ niệm êm đềm về những con người, những cây thuốc thực có ích cho mọi người.

PGS. TS  Hoàng Toàn Thắng Viện Y học bản địa Việt Nam

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm