Ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim

Ăn quá nhanh tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tim, đái tháo đường và đột quỵ

Hội chứng chuyển hóa - Thủ phạm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm

6 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa

Nam giới suy giảm testosterone cần đề phòng hội chứng chuyển hóa

Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Mắc hội chứng chuyển hóa - Dễ tử vong do bệnh tim mạch

TS. Takayuki Yamaji - bác sĩ tim mạch của Đại học Hiroshima (Nhật Bản) là tác giả chính của nghiên cứu trên. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi, kiểm tra hơn 1.000 người trong thời gian là 5 năm.  Nghiên cứu tập trung vào mối liên hệ giữa tốc độ ăn và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa, gây nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: Bệnh tim, đái tháo đường đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ gồm: Tăng huyết áp, triglyceride cao, hoặc chất béo, lượng đường trong máu cao, mức cholesterol tốt thấp và tăng vòng eo.

Viện Y tế Quốc gia (NIH) Hoa Kỳ cũng cảnh báo, tỷ lệ béo phì đang ngày một tăng. Ước tính, hiện có hơn 1/3 (34%) dân số trưởng thành của Hoa Kỳ có hội chứng chuyển hóa. Trong tương lai, hội chứng chuyển hóa có thể vượt mức những người hút thuốc lá và nó là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây mắc bệnh tim.

Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa giao động từ dưới 10% đến 84% dân số, phụ thuộc vào nhiều yếu như: Vùng miền, đô thị, nông thôn, giới tính, tuổi tác và chủng tộc…

Hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tim

Nghiên cứu thói quen ăn uống 

TS. Yamaji và các cộng sự đã kiểm tra 1,083 người Nhật Bản tham gia, trong đó 642 người là nam giới. Trung bình, những người tham gia đã trên 51 tuổi. Những người này không có triệu chứng hội chứng chuyển hóa vào thời gian đầu nghiên cứu trong năm 2008. 

Người tham gia vào nghiên cứu sẽ trả lời vào bảng câu hỏi, nhằm cung cấp thông tin về lối sống, thói quen ăn uống, hoạt động thể chất và lịch sử bệnh tật. Hơn 1000 người tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Người ăn chậm, ăn bình thường và ăn nhanh.

Ăn nhanh liên quan đến hội chứng chuyển hóa 

Trong suốt 5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu phát hiện có 84 người mắc hội chứng chuyển hóa. Trong đó, tốc độ ăn uống nhanh có liên quan đến việc tăng cân, lượng đường trong máu cao hơn, lipoprotein cao, cholesterol xấu và tăng vòng eo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhanh có khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa gần gấp đôi so với những người ăn uống bình thường. Cụ thể, những người ăn nhanh có cơ hội phát triển các yếu tố nguy cơ cao hơn 11,6% so với 6,5% ở người bình thường. Trong khi đó, những người ăn chậm chỉ có 2,3% nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, tốc độ ăn uống có liên quan đến chứng béo phì và tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa trong tương lai. Vì vậy, ăn kiêng và ăn chậm là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hoá ở người Nhật.

TS. Yamaji cho biết: "Ăn chậm hơn là một thay đổi lối sống rất quan trọng để giúp bạn ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. Khi ăn nhanh, chúng ta vừa không cảm nhận được vị ngon của thức ăn và dễ bị ăn quá nhiều.

Theo TS. Yamaji, ăn nhanh làm biến đổi glucose lớn hơn, có thể dẫn đến kháng insulin. Vì thế, các nhà nghiên cứu tin rằng nghiên cứu của họ sẽ được áp dụng cho dân số của Hoa Kỳ.

Thịnh Nguyễn H+ (Theo MedicalNewstuday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa