Ăn khoai đúng cách mới hay

Có phải ăn khoai lang lúc nào cũng tốt?

Làm đẹp với khoai lang và mật ong

Thơm giòn bánh tráng khoai lang

Lạ miệng với bánh bao... khoai lang

Khoai lang tím - nguồn anthocyanin chống gốc tự do

Khoai lang - vitamin với mỡ màu là đây

Bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang. Vì hàm lượng calci trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4 - 5 giờ đồng hồ mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ calci của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng calci cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.

Tuy nhiên, không nên ăn khoai lang cùng quả hồng vì lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết acid dịch vị. Các men acid này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
Men acid trong khoai lang kết hợp với chất tannin trong quả hồng gây kết tủa, hại dạ dày
Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang
- Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
Một số cách dùng khoai lang làm thuốc
Nhuận tràng: Củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay (giã) nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng. Chữa táo bón. Dùng 3 - 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 - 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.
Trị đái tháo đường: Lá khoai lang tươi 150gr, bí đao 50gr. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.
Lá khoai lang tươi nấu canh ăn trong ngày trị đái tháo đường
Phụ nữ băng huyết: Lá khoai lang tươi 100 - 150gr, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống.
Trị mụn nhọt, chín mé: Lá và ngọn non một nắm nhỏ, muối ăn một nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối. Đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.
Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250gr, thịt lợn 200gr thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Trị chứng biếng ăn ở trẻ: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.
Chữa cam tích trẻ em: Lá khoai lang non 100gr, màng mề gà 2gr. Sắc uống hoặc quấy với bột sữa.
Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
Để thay đổi khẩu vị, không bị nhàm chán với món khoai luộc, chúng ta thử chế biến những món lạ từ khoai lang rất bổ được gợi ý dưới đây:
Món ăn bài thuốc từ khoai lang
Cháo kê khoai lang: Khoai lang 60gr, kê 50gr. Khoai lang gọt vỏ, thái lát, kê xay bỏ vỏ nấu cháo, ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.
Cháo gạo khoai lang dùng cho bệnh nhân quáng gà, thị lực giảm
Cháo gạo khoai lang: Khoai lang đỏ (tươi) 200gr, gạo tẻ 100gr. Khoai rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng. Nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều. Dùng cho bệnh nhân quáng gà, thị lực giảm.
Khoai lang nấu canh: Khoai lang vàng (kim thự) 100 - 150gr, rửa sạch, thái miếng. Nấu canh ăn hoặc thêm 50gr gạo tẻ, nấu cháo. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da sốt nóng.
Khoai lang vàng nấu canh dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da sốt nóng
Khoai lang nấu canh hoặc nấu cháo với dấm ăn: Khoai lang 100 - 150g, rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml nước dấm. Dùng cho bệnh nhân phù nề.
Bột khoai: Bột khoai lang hòa nước sôi hoặc nấu chín thêm đường. Dùng cho người bệnh khô miệng đau họng.
Khoai lang hầm cá bống (hoặc cá quả): Khoai lang 500gr, cá quả 1 con (500gr), nghệ 1 củ (20gr). Khoai rửa sạch, thái miếng, cá đánh vảy, mổ bỏ ruột, nghệ giã nát. Cho vào nồi hầm kỹ. Dùng cho sản phụ bị suy nhược.
Kiêng  kỵ: Người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai lang.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp